CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Khóa tu Thiền lần thứ 3: THIỀN TỨ NIỆM XỨ - LẦN 3 - Sư Tăng Định

Ấn tống
Trình bày: 
Sư Tăng Định
Tác giả: 
Sư Tăng Định
Category: 
Khóa tu Thiền

Trong khóa tu Thiền Tứ niệm xứ lần thứ 3, các thiền sinh được nghe pháp thoại, tháo mở các gút mắc trong lúc hành thiền, trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây dưới sự hướng dẫn của Sư Tăng Định.

Phần pháp thoại, Sư đã đi sâu về lý thuyết cốt lõi căn bản để hiểu được phương pháp thực tập của thân và tâm. Khi ngồi thiền hãy đóng bớt 4 giác quan để tâm quay về trong thân. Thông thường tâm của con người từ khi mở mắt chào đời cho đến khi nhắm mắt, tâm luôn luôn hướng ra bên ngoài. Khi thực tập thiền Tứ Niệm Xứ là hướng tâm quay về bên trong, người ngồi thiền phải chọn cho mình đề mục để tâm quay về. Đề mục đó là hơi thở tập trung xung quanh hai ống mũi (vi tế). Hoặc là chọn đề mục chuyển động sự phồng xẹp qua nơi bụng (thô vì quá rộng).

Sư chọn đề mục ngày hôm nay là sự chuyển động phòng xẹp của nơi bụng để tập tâm, tu niệm tâm, niệm đề mục trên thân. Khi niệm như vậy là chúng ta đang sống trong giây phút hiện tại, tỉnh thức trong hiện tại.

Khi có chánh niệm, ánh sáng của chánh niệm sẽ giúp con người có tâm quân bình, có sự kiên nhẫn, chấp nhận cảm giác đau khổ hay hạnh phúc trên thân. Tập cách thay đổi các cảm thọ nơi thân, không cố xua đuổi hay gồng mình khi đau trên thân xuất hiện. Khi hiều rõ bản chất đau trên thân chúng ta không than vãn, không rên rỉ, không tìm cách đẩy cái đau đó đi bằng hai cách tiêu cực: Một là nhúc nhích, hai là gồng lên xua đuổi nó.

Sư đi xâu phân tích khái niệm đề mục vì các đề mục hơi thở, phòng xẹp sẽ đi theo chúng ta suốt cuộc đời. Thiền sinh mượn đề mục đó để tập cho thân có sự ghi nhớ, không quên. Có được kỹ năng đó trong ăn, trong nghe, trong thấy thì người đó đang sống trong chánh niệm, sống trong giây phút hiện tại, trong tỉnh thức, thoát khỏi năng lực tham và sân, thích, không thích, đẹp, xấu, ngon và dở.  

Thiền Tứ niệm xứ sẽ từng bước thay đổi quan niệm trong cuộc sống về hạnh phúc về đau khổ trong chính mỗi con người. Đức Phật đã dùng phương pháp thiền Tứ niệm xứ và Ngài đã thành Phật nhờ phương pháp thiền này.

No votes yet
2.991 lượt nghe.
Bình luận