CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Gương Sáng 14: Cư sĩ Minh Mẫn

 

Đến với chương trình‘’Gương sáng’’ là một  tên tuổi rất thân quen và nổi tiếng với  truyền thông Phật giáo đó là nhà báo Cư sĩ Minh Mẫn, với nhiều bài viết sâu sát với thực tế, mang tính giải pháp, hướng về hoằng pháp & giáo dục, giúp giới trẻ và giới tri thức hiểu đúng về giáo lý Phật-đà, v.v...

Mặc dù có cha mẹ, nhưng từ rất nhỏ ông lớn lên lại nương nhờ vào các mái chùa, không được học hành, mãi đến năm  1963 mới xin đi học, nhưng lại không có tiền đóng học phí. Ông sống bằng nghề chở hàng mướn … cuối cùng ông chọn con đường phụng sự cho Phật pháp đó là cầm bút viết.

Ông bảo, ông không biết viết văn từ bao giờ, chỉ biết lần đầu tiên ông viết là thơ từ giã cha mẹ để dưới bình sữa của đứa em.

Ông luôn luôn viết về mặt trái (phản biện). Theo ông, đối với một bài báo bao giờ cũng có người đồng thuận, cũng có người khó chịu. Nhưng quan trọng là làm bằng một tấm lòng xây dựng chứ không phải là phá. Đó là bảo vệ Phật pháp, xây dựng đất nước.

Là một người đã đi qua mảng truyền thông, ông đã nêu ra các khó khăn trong truyền thông nói chung và truyền thông Phật giáo nói riêng đó là cả một kỹ thuật và một nghệ thuật để viết một bài báo. Đối với bài báo viết về Phật pháp đòi hỏi phải trình bày chặt chẽ, có đối chứng có lý luận… Nghệ thuật thì không có nguyên tắc cố định, không ai dạy mà phải rèn luyện. Người cầm bút Phật giáo phải hiểu sâu về Giáo lý, về Hiến chương, về đời sống nơi Tăng bảo và nhất là phải có tâm. Làm bằng cái tâm có nghệ thuật, với ngòi bút sắc bén, một tinh thần thép và với tâm phụng sự thì mới thành công.

Ông luôn phải tự xét lại mình và luôn tự hỏi mình có sân hận không? Trả lời câu hỏi của MC. Xuân Hiếu về sự nổi tiếng của mình và tự hào về nghề cầm bút cho truyền thông Phật giáo. Ông nói:‘’Tự hào về cầm bút cho truyền thông Phật giáo thì không nên’’. Đương nhiên người cầm bút bên Phật giáo cũng có nhiều  nỗi niềm, khó khăn và trăn trở.

Người cầm bút trong truyền thông Phật giáo cũng được gọi là nhà hoằng pháp là những cánh tay nối dài của các chư Tăng Ni đến với độc giả, đến với các quý vị Phật tử. Cư sĩ Minh Mẫn đã đưa vào các tác phẩm của mình những lời dạy của đức Phật để đến gần hơn với độc giả. Có khi cũng một vấn đề nhưng nhìn nó ở từng góc độ, khi là  tâm trung thực, tâm hỷ xả hay tâm uế tạp thì nó sẽ khác nhau. Sự thật thì hay mất lòng, nhưng không vì thế mà tránh né vấn đề, người cầm bút phải nói thật nhưng cách nói như thế nào để người ta chấp nhận được. Đó là cái khó của người cầm bút cũng như của người truyền thông Phật giáo.

Truyền thông vốn là con dao 2 lưỡi, đối với sự vật này thì phản ánh đúng nhưng đôi khi lại có những phản ứng trái chiều khác nhau, khi đứng dưới góc độ và năng kính góc nhìn Phật giáo, ông đã có cách giải quyết hài hòa cư xử như với vị thầy trong sự việc.

Báo chí được ví như quyền lực thứ 4, nhưng theo ông người làm báo phải là người trung thực để nói nên việc xây dựng xã hội. Là người Phật tử phải có pháp hành, pháp tu chứ không phải là người Phật tử chỉ có ăn chay là đủ. Pháp hành là trở lại với chính mình. Pháp tu vẫn là áo giáp để che cho chúng ta dù là bất cứ nghề gì.

Cùng đến với ông trong chương trình này còn có nhà thơ Huỳnh Linh Tử người bạn rất thân của Cư sĩ Minh mẫn. Ông cũng đã có đôi lời nói về Cư sĩ Minh Mẫn một người bạn rất thân theo tinh thần Phật giáo mới có một tình bạn đến như vậy.

Kết thúc buổi chia sẻ Cư sĩ Minh mẫn đã kể một câu chuyện ngụ ngôn lồng ghép ý nghĩa sâu sắc qua câu chuyện để chia sẻ đến với tu sinh.

Bình luận