CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình.

Chiều ngày 08-01-2023, chương trình Talkshow Gương Sáng được diễn ra vô cùng xúc động trong khuôn khổ khoá tu Tuổi Trẻ Hướng Phật định kỳ hằng tuần tại chùa Giác Ngộ. Tại đây, khách mời của Talkshow là nữ nhà văn Trần Trà My đã bày tỏ với các khán giả về những trải nghiệm trong cuộc sống mà chị đã trải qua với thân hình và giọng nói khiếm khuyết, đồng thời truyền nghị lực vươn lên chiến thắng nghịch cảnh nhờ niềm tin vào Phật pháp.

Nhà văn Trần Trà My, sinh năm 1986 tại Đông Hà, Quảng Trị trong gia đình có 4 anh chị em. Chứng kiến nỗ lực vươn lên của nữ nhà văn Trần Trà My, bất cứ ai cũng phải cảm phục, không may mắn trong một lần sốt cao co giật từ lúc 3 tháng tuổi nên giọng nói không được rõ tiếng và cơ thể cũng khiếm khuyết từ lúc đó. Trong suốt 20 năm không đến trường, chị Trà My ở nhà và tự ti về bản thân mình nhưng em gái là người đã tiếp sức yêu thương, chia sẻ con chữ và hỗ trợ ngôn ngữ, cũng là người thầy đầu tiên hướng dẫn chị đọc chữ, dạy viết. Đến nay đã 15 năm sống tại Sài Gòn, chị Trà My nỗ lực viết sách, làm truyền thông và bắt đầu viết những câu chuyện của mình trên chiếc máy tính chỉ bằng một ngón tay. Viết như để nói ra những ước mơ, khát khao không thể nói lên thành tiếng của mình. Sau nhiều năm bén duyên với nghề cầm bút, hiện nay Trần Trà My là tác giả của tập truyện ngắn Giấc mơ đôi chân thiên thần (2009), Chúng ta chính là mùa xuân (2010), Yêu trên từng ngón tay (2013) và Tin vào điều tử tế (2019).

Vì không được đến trường, không thể tham gia các hoạt động khác như mọi người, lớn lên cùng một cơ thể khiếm khuyết nhiều lúc Trà My cũng không tránh khỏi suy sụp, thất vọng và đôi lúc chị cũng có những suy nghĩ bi quan. Đôi lần Trà My mặc cảm gục ngã trước cuộc đời, điều giữ lại được mình là niềm tin vào Phật pháp. Chị quy y Tam bảo lúc 6 tuổi, là thế hệ thứ 3 trong gia đình truyền thống Phật giáo. Trong bộ sách gần đây, Trà My chia sẻ khi được đọc sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh chị đã tâm đắc nhất trong đạo Phật.

Trải qua vài mối tình rung động Trà My trải lòng, chị cũng có khi ước mơ về một mái ấm gia đình nhỏ của riêng mình, khao khát được làm mẹ, cũng biết ơn những nỗi đau, tổn thương về tinh thần đã cho chị kinh nghiệm để gặt hái thành quả trong cuộc sống.

Đề tài Trà My viết đều liên quan đến hiện trạng xã hội và chị chia sẻ thay vì phê phán thì chính mình phải thay đổi trước, khi mình thay đổi thì xã hội sẽ thay đổi. Cách nhìn tích cực là sự thay đổi nhận thức hơn là chỉ trích, phê phán.

Chương trình mang sách đến trại giam của chị Trà My đã diễn ra nhiều năm qua từ tháng 12/2018, Trà My chia sẻ, khi chị phát hành sách “Tin vào điều tử tế” dự án này gặp nhiều khó khăn vì nhiều người không tin, trại giam từ chối nhận sách, nhưng rồi có trại giam rất hoan hỷ mời Trà My về chia sẻ. Khi được nghe tù nhân chia sẻ những điều này, chị Trà My đã đồng cảm tiếp sức cho họ thêm niềm tin khi bị tổn thương trước cuộc đời.

TT. Thích Nhật Từ nhận xét về Nhà văn Trần Trà My: Thành công của mỗi con người do tầm nhìn và nghị lực mà nên. Vượt qua khó khăn về vận động, phát âm, Trà My gọi mình là “Thiên thần 6 chân” đã truyền cảm hứng về sự sống tử tế và hạnh phúc khi mọi sinh hoạt và thiện nguyện đều do chị tự thân vận động với tâm tự hào, hoan hỷ. Vì vậy, khi chúng ta không có tâm mặc cảm thì ta sẽ tận dụng được kiến thức trở thành năng lượng sức mạnh.

Tin: Thuý Nhi, Ảnh: Quốc Anh

Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình. Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình.
Bình luận