CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ

Như thường lệ, cứ mỗi sáng chủ nhật, Chùa Giác Ngộ trang nghiêm tổ chức khóa tu Ngày an lạc. Trong khí trời se lạnh của buổi sáng ngày 20/09/2020, TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng về một số bài kệ trong Kinh Pháp cú theo hướng phân tích ứng dụng, sau khi tụng Kinh và thiền tọa.

Nhằm giúp người đọc dễ tụng dễ hiểu, Kinh Pháp cú được TT. Nhật Từ soạn dịch theo thể song thất lục bát, với ngôn ngữ thiên về từ thuần Việt và từ Hán Việt phổ biến. Tuy tập Kinh chỉ như một quyển sổ tay nhỏ nhưng chứa đựng rất nhiều bài học với các chủ đề khác nhau. 

Mở đầu bài giảng, Thượng tọa đề cập đến vấn đề “nương tựa”. Dựa vào kệ Kinh số 188-189, Thầy giảng giải về đối tượng được con người tìm đến để nương tựa. Sự tôn thờ thần linh đã có từ rất lâu, từ khi con người có mặt trên trái đất và chưa đủ sức lý giải hết những hiện tượng tự nhiên. Khi ấy, loài người tôn thờ thần linh (các vị thần trong văn hóa Ai Cập cổ đại, vị thần của đạo Bà-la-môn) hay hiện thực hóa chủ nghĩa vật bái (cây, sông, núi,...). Nhưng “nương tựa ấy hoàn toàn vô bổ” vì chưa làm mất đi sự bất an, sự sợ hãi trong lòng người. Thượng tọa nhấn mạnh: “Vô minh là mẹ đẻ của sợ hãi; sợ hãi là một loại khổ đau”. Chỉ có thực tập lời Phật dạy, con người mới tự mình ra khỏi vô minh. Từ đây, Thầy Nhật Từ nói đến ý thứ 2 trong bài giảng: nương tựa ba ngôi tâm linh và “dùng Bốn chân lý làm phương thoát nàn”. 

Ở một phương diện khác, Thầy khuyên các hành giả nên “tu đạo đức và rèn luyện tâm” (thuộc kệ 183). Đạo đức là thước đo đánh giá con người và tâm là khởi phát của những hành vi. Vấn đề tâm hay sâu hơn là tâm thức đã được các giảng sư đề cập rất nhiều trong những bài pháp thoại, vấn đáp trong khóa tu Xuất gia gieo duyên vừa mới kết thúc. Bằng việc đưa ra các dẫn chứng thực tiễn trong khoảng thời gian gần đây, Thượng tọa nêu ra tính bạo động và tác hại của sự thiếu đạo đức. Quan trọng nhất là “luyện tâm, rèn ý tịnh thanh” (bằng cách thực tập thiền) thì con người có thể vượt mọi khó khăn, trở thành người chân chính.

Vấn đề cuối cùng Thầy giảng giải là “sống một đời bình an, thanh tịnh” (dựa vào kệ 185). Làm chủ thân tâm mình và tôn trọng người khác, ắt sẽ được bình an, thanh tịnh. 

Thông qua 4 phần nội dung từ 5 bài kệ, Thầy Nhật Từ mang đến cho hành giả nói riêng và Phật tử nói chung những niềm tin và bài học giữ mình trong thời hiện đại. Bài thuyết giảng như một làn hương nhè nhẹ mang theo sự ấm áp phả vào lòng người, khi đất trời sắp chuyển mình sang đông.

Tiếp nối chương trình là phần trình diễn của Ban Đạo ca. Hành giả tiếp tục thiền tọa và ăn cơm trưa trong chánh niệm ngay sau đó.

 

Tin: Bảo Tiên
Ảnh: Ngộ Trí Thuận

Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ Phân tích một số kệ thuộc Kinh Pháp cú - TT. Nhật Từ
Bình luận