CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Đại đức Thích Thiện Tuệ chia sẻ buổi pháp thoại với tựa đề: “Buồn làm chi em ơi”

Chiều ngày 25/09/, hơn 300 bạn trẻ đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau tham dự khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật tại chùa Giác Ngộ.

Những tưởng khóa tu tại chùa chỉ bao trùm trong không khí trang nghiêm, linh thiêng, những tưởng khóa tu tại chùa chỉ dành cho người già, nhưng không, các bạn trẻ không dễ bị đánh lừa như thế đâu. Không ít người trẻ đã đến chùa, tham dự khóa tu để sửa đổi và phát triển bản thân thông qua việc nghiền ngẫm lời Phật dạy.

Đại đức Thích Thiện Tuệ chia sẻ buổi pháp thoại với tựa đề: “Buồn làm chi em ơi”

Trong khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật Người trẻ, với bản tính dám nghĩ dám làm, chính là thành phần hứa hẹn sự thay đổi của nhân loại trên mọi lĩnh vực. Đại đức Thích Thiện Tuệ chia sẻ buổi pháp thoại với tựa đề: “Buồn làm chi em ơi”.

Mở đầu buổi pháp thoại, ĐĐ. Thích Thiện Tuệ gửi thông điệp đến quý bạn trẻ, trong kiếp sống này, phải tự biết thương thân, đừng vì chữ “ buồn bực” mà làm cho cuộc sống mình thêm đau khổ và muộn phiền. Đức Phật nói: “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các người”. Mục tiêu chính yếu của Giáo lý Đạo Phật là “Diệt trừ phiền não và mọi khổ đau” nên Phật đã lưu ý đến việc khuyên chúng sinh từ bỏ nóng giận, vì đó là nguyên do tạo ra phiền não.

Đại đức Thích Thiện Tuệ chia sẻ buổi pháp thoại với tựa đề: “Buồn làm chi em ơi”

Không giận hờn là giữ được bình tĩnh trước những cảnh trái ý nghịch lòng. Giận hờn là tính xấu tai hại chẳng khác ngọn lửa tàn bạo, đốt cháy cả người giận lẫn những người chung quanh. Bao nhiêu phiền não xảy đến đều do ta chẳng biết dằn cơn giận mà ra. Phật khuyên ta nên lấy lòng từ bi và tính ôn hoà để thắng phẫn nộ. Đồng thời ta còn phải thận trọng lời nói, giữ gìn ngôn ngữ cho nhẹ nhàng, đúng đắn và không bao giờ nên thốt ra những lời nặng nề thô lỗ làm đau lòng người khác.

Đại đức Thích Thiện Tuệ chia sẻ buổi pháp thoại với tựa đề: “Buồn làm chi em ơi”

Điều khó nhất là diệt trừ phẫn nộ ngay từ trong tâm. Khi tâm ta không còn nghĩ đến giận hờn thì tự nhiên cơn phẫn nộ sẽ không bộc phát. Và khi tập được tánh không giận hờn thì ta có được đức tính nhẫn nhục cao quý. Ta sẽ dùng tình thương và lòng bao dung để đáp lại mọi trường hợp mà người phàm tục cho là đáng giận, trong những lúc họ tranh giành phải trái hơn thua với nhau.

Dĩ nhiên không ai muốn buồn cả, còn vui thì quá tốt, phước báo nhiều mới có các cuộc vui. Những ai đang thiết lập và đang tận hưởng niềm vui trong đời sống của mình, nếu tinh ý một chút sẽ nhận ra rằng cái vui kia cũng có năm bảy đường.

Đại đức Thích Thiện Tuệ chia sẻ buổi pháp thoại với tựa đề: “Buồn làm chi em ơi”

Có cái vui nhờ được mà có, được lợi danh và thỏa mãn năm dục, được mà đúng như ý thì càng vui hơn. Có cái vui nhờ đoàn tụ tiệc tùng, họp mặt đông đủ người thân mà có. Đây là những cái vui đến từ bên ngoài, có thật đấy nhưng mong manh, dễ vỡ. Được thì vui nhưng rồi liền lo, lo gìn giữ, lo mất mát. Đoàn tụ thì vui nhưng rồi chợt hụt hẫng khi tiệc tàn, bơ vơ trống vắng khi chia tay nhau ai về nhà nấy.

Đại đức Thích Thiện Tuệ chia sẻ buổi pháp thoại với tựa đề: “Buồn làm chi em ơi”

Hiếm hoi lắm mới có và cảm nhận được những niềm vui đến từ bên trong. Lòng vui mà không do được lợi hay danh, cũng không do hội tụ ồn ào. Vui nhờ thân khỏe, tâm an; vui trong an lành, nội tâm tịch tịnh vắng lặng của chính mình. Niềm vui này người ngoài khó biết, gọi là an nhiên, vượt lên buồn vui của thế thường.

Đại đức Thích Thiện Tuệ chia sẻ buổi pháp thoại với tựa đề: “Buồn làm chi em ơi”

Cùng với niềm vui hân hoan đón chào khóa tu, bạn Như Ngọc (sinh viên đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP. HCM) cảm thấy khóa tu đem lại nhiều bài học quý báu, mỗi lần tham dự giúp mình tích góp bao kiến thức bổ ích, chính những điều này sẽ là hành trang giúp bản thân mình có thể giải quyết bao điều chông gai trên đường đời. Mình sẽ giới thiệu đến nhiều bạn bè cùng tham dự khóa tu Tuổi trẻ hướng Phật của chùa Giác Ngộ hơn nữa.

Đại đức Thích Thiện Tuệ chia sẻ buổi pháp thoại với tựa đề: “Buồn làm chi em ơi”

Tin: Ngộ Nguyên Quang

Ảnh: Ngộ Đức Phước

Bình luận