CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng

Chiều ngày 21/08/2022, trong Khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật, tại Chùa Giác Ngộ đã diễn ra buổi talkshow thứ ba của chương trình ý nghĩa Việt Nam Ước Mong với chủ đề "Lắng nghe cả khi đứa trẻ chưa lên tiếng" với sự góp mặt của hai vị diễn giả là TT.TS. Thích Nhật Từ và GS.TS. Thái Kim Lan. Đây là một sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về việc thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em yếu thế tại Việt Nam. 

 Buổi talkshow được chứng minh bởi TT. Thích Nhật Từ, Trụ trì Chùa Giác Ngộ và chư Tôn đức trong Tăng đoàn chùa; cùng với sự tham dự của các thành viên trong Ban tổ chức; đại diện các nhà tài trợ, nhà hảo tâm; quý phóng viên báo đài và hàng trăm Phật tử theo dõi trực tiếp tại các tầng lầu của chùa, cũng như hàng ngàn khán thính giả trên các phương tiện truyền thông trực tuyến như Facebook và Youtube. 


Mở đầu chương trình là tiết mục "Nếu một mai tôi bay lên trời", Hứa Kim Tuyền sáng tác, ca sĩ Trúc Nhân thể hiện. Ca khúc như truyền thêm nguồn sức mạnh và động lực sống ý nghĩa cho chúng ta, nhất là các em thiếu nhi yếu thế, đang từng ngày chống chọi với các căn bệnh nan y quái ác, đau đớn. Đó là thông điệp sống yêu thương, chan hòa và sẵn sàng bao dung, tha thứ cho tất cả mọi người. Ca khúc thứ hai mà anh gửi tặng đến đại chúng chính là "Lớn rồi còn khóc nhè" do nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong sáng tác. Bài hát nhắc nhở những người con chúng ta dù có đi đâu ở tận phương trời xa rộng nào, cũng hãy luôn luôn tưởng nhớ, tri ân và trở về bên cạnh để đáp đền, phụng dưỡng mẹ cha - hai vị đại ân nhân trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Và bài hát "Vẽ" do Phạm Toàn Thắng sáng tác, Trúc Nhân trình bày, cùng nhạc phẩm "Vì trẻ em không bị bỏ rơi", TT. Thích Nhật Từ sáng tác, Ban Đạo ca Hòa Âm thể hiện mang những thông điệp ý nghĩa, tích cực về việc bảo vệ trẻ em đã khép lại phần văn nghệ ý nghĩa đầu chương trình. 


Trong phần chính của chương trình, talkshow "Lắng nghe cả khi đứa trẻ chưa lên tiếng", trước tiên, TT.TS. Thích Nhật Từ cho biết khi nói về lắng nghe phải thừa nhận có sự truyền thông qua bốn cách: lời nói; chữ viết; ngôn ngữ cơ thể; các dấu hiệu, các biểu tượng. Trong Phật giáo Đại thừa, Bồ tát Quán Thế Âm (Quán Tự Tại) có khả năng lắng nghe mọi âm thanh của thế gian và dùng tâm từ bi để cứu giúp. Nếu như các thế hệ ông bà, cha mẹ, người lớn chúng ta học được cách sử dụng năng lượng lắng nghe bằng sự quán chiếu của trí tuệ như đức Bồ tát Quán Thế Âm để truyền thông với con em mình. Thì tin chắc rằng các em sẽ dễ dàng giải quyết được các vấn nạn và vơi bớt đi rất nhiều nỗi khổ, niềm đau. Bởi có rất nhiều khổ đau mà trẻ em không biết cách để giãi bày, biểu lộ và cứ ém nhẹm, che dấu, cam chịu trong sự cô đơn, tuyệt vọng. Để rồi bởi do thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng và không được sự quan tâm, để ý, giúp đỡ chu đáo từ người lớn mà dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, tiêu cực, đau đớn cho trẻ em. Phần lớn các bé bị rơi vào sự trầm cảm, nghiêm trọng hơn đó là tìm đến cái chết. Do đó, thông qua talkshow này, các bậc làm cha, làm mẹ chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi và thực hành các cách lắng nghe tích cực để giúp cho con em mình vượt qua khỏi những vũng lầy của phiền não, khổ đau. 


Kế đến, GS.TS. Thái Kim Lan chia sẻ rằng nếu muốn giúp đỡ, hỗ trợ, cứu độ một ai đó thì trước tiên chúng ta phải có sự lắng nghe. Và lắng nghe ở đây chính là tình thương yêu, sự để ý, sự quan tâm. Sự phát triển của trẻ em, nhất là về mặt tâm lý, tinh thần bị phụ thuộc vào môi trường sống rất nhiều, mà bắt nguồn từ lối sống, cách cư xử, hành vi của các bậc phụ huynh. Chúng ta phải dùng tình thương và lấy sự mô phạm từ lối sống của bản thân, cũng như làm sao để học cách lắng nghe đúng đắn và hợp lý, cùng với các giải pháp thiết thực cho các em bộc lộ ý kiến, tâm tư bản thân để giúp đỡ trẻ em phát triển nên người.


TT. Nhật Từ đã nêu ra quan điểm rằng việc ý thức về tầm quan trọng của bản thân theo tinh thần chấp ngã sẽ khiến cho chúng ta luôn đề cao cái tôi tự mãn, ích kỷ của bản thân. Và hậu quả mà nó mang lại chính là chúng ta sẽ dần đánh mất khả năng lắng nghe của mình. Từ đó, nó vô tình tạo ra khoảnh cách vô hình giữa ta và các đối tượng khác trong cuộc sống, nhất là con em, trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh lại có lối suy nghĩ thiên lệch rằng chăm lo đầy đủ, ấm êm về mặt vật chất mới chính là tình yêu thương đúng nghĩa. Để rồi họ từ từ đánh mất sự cảm thông, thấu hiểu con cái mà đơn giản nhất đó là khả năng lắng nghe. Đây là hai nguyên nhân chính yếu khiến cho người lớn ngày càng xa lìa trẻ em. Vì vậy, cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian để quan tâm, lắng nghe, an ủi, động viên con cái nhiều hơn thì mới có thể giúp đỡ các em tháo gỡ, hóa giải các bế tắc trong cuộc sống. 


Trên nền tảng quan điểm đó, GS. Kim Lan chia sẻ thêm rằng khả năng lắng nghe cũng chính là một cách trị liệu, chữa bệnh đơn giản mà cần thiết và hữu hiệu. Bởi nếu người cha, người mẹ không tinh ý, không nhạy cảm, không chú tâm, không lắng nghe con cái thì sẽ không sớm phát hiện và tìm cách giải quyết, giúp đỡ trẻ em trong các vấn đề đang mắc phải. Do đó, cha mẹ phải quan tâm, chú ý đến con cái ngay từ khi con chỉ là một hình hài nhỏ bé trong bào thai. Thông qua sự thai giáo, mối quan hệ huyết thống thiêng liêng thì sự liên kết thương yêu giữa mẹ và con mới được xác lập một cách chặt chẽ và bền bỉ. Từ đó, trong suốt quá trình con trẻ lớn lên, thông qua bốn cách lắng nghe, truyền thông con trẻ mà TT. Thích Nhật Từ đã trình bày, chúng ta sẽ ngày càng dễ dàng, nhanh chóng thấu hiểu, giúp đỡ con trẻ hơn.

 "Thương yêu con trẻ đúng cách đó là tôn trọng sự sống, quyền tự chủ cá nhân của con; không cố gắng bắt buộc, gượng ép các con trở thành bản sao của mình, phải sống theo cách mà mình mong muốn, lập trình sẵn. Cha mẹ phải học cách chấp nhận những điểm dị biệt trong quan điểm, nhận thức, ý kiến của con về các vấn đề của bản thân. Rồi từ đó, với tư cách vừa là cha mẹ, vừa là bạn bè thân thiết, chúng ta cùng con đưa ra các giải pháp tích cực, phù hợp nhằm giải quyết các vấn nạn đang tồn tại nơi các con." - TT. Thích Nhật Từ trình bày. 


Và để thành tựu được các phương pháp lắng nghe, thấu hiểu con cái một cách đúng đắn, tích cực và mang lại hiệu quả tốt đẹp, thì Thượng tọa đã nêu ra một số điều cần lưu ý như sau. Thứ nhất, chúng ta phải dành nhiều thời gian hơn để tâm sự cùng con, thiết lập sự quan tâm đối với con bằng việc quan sát, gửi ánh nhìn trực diện vào gương mặt con. Thứ hai, nếu con trẻ còn bé nhỏ, chúng ta phải hạ thấp chiều cao của bản thân cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để tạo dựng sự gần gũi, thân mật giúp các con dễ dàng tỏ bày, trò truyện với mình hơn. Điều thứ ba, tính tương tác giữa hai bên phải ngang bằng, không được xem bên nào quan trọng hơn hay có uy lực hơn bên nào. Ngoài ra, cha mẹ không nên quá kỳ vọng về con mình và đặt ra các áp lực quá lớn, nhất là trong việc học tập, thành danh, lập nghiệp sẽ khiến các em trở nên tự ti, mặc cảm và ngày càng xa lánh chúng ta. Không những thế, cha mẹ phải thiết lập mối quan hệ gần gũi, thân thiết với con em mình bằng biệc cùng sinh hoạt chung như ăn cơm chung, vui chơi chung, học tập chung,... với thái độ ứng xử thân thiện, hài hòa, vui vẻ để các em dễ dàng mở lòng đón nhận sự truyền thông hơn. Điều cuối cùng là chúng ta phải siêng năng, chủ động gợi ý, đặt câu hỏi để tìm hiểu đời sống tâm sinh lý của các con nhằm tìm cách lắng nghe và thấu hiểu con như mình luôn mong muốn.


Ở phần hai của buổi talkshow, đại chúng có dịp được gặp gỡ em Nguyễn Mai Anh, sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội. Em là một cô gái tuy bị bại não, khó khăn vận động nhưng bằng nghị lực phi thường, không gục ngã trước cuộc sống, đã vươn lên để tiếp tục hành trình tri thức nơi giảng đường đại học. Đây là điều mà không phải ai cũng làm được, nhất là đối với các trẻ em yếu thế, bị bệnh hiểm nghèo, nan y. Nhờ buổi tọa đàm, em Mai Anh và mẹ của mình đã kêu gọi mọi người hãy mở rộng trái tim yêu thương, giúp đỡ đối với trẻ em yếu thế Việt Nam, không kỳ thị, không phân biệt đối xử, không gây tổn thương về thể chất lẫn tinh thần cho các em. Bên cạnh đó, từ tấm gương phi thường của Nguyễn Mai Anh, Ban Tổ chức chương trình Việt Nam Ước Mong cũng mong muốn truyền đi nguồn cảm hứng tích cực, sự lạc quan, yêu đời và ý chí, nghị lực vươn lên cho trẻ em yếu thế. Từ đó tăng cường sự tự tin, niềm hy vọng trong cuộc sống cho các em. 


Thông qua buổi talkshow, hai vị diễn giả và các khách mời đã giúp cho chúng ta biết cách quan sát, lắng nghe và quan tâm trẻ em nhiều hơn, ngay cả khi chúng chưa lên tiếng. Để từ đó, với tình yêu thương và phương pháp truyền thông đúng đắn, các bậc cha mẹ, người lớn sẽ dễ dàng quan tâm, bảo vệ và giúp đỡ trẻ em vượt qua được mọi khổ đau, não phiền. 

Tin: Minh Lượng
Ảnh: Thanh Phong

Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng Hãy lắng nghe trẻ em ngay cả khi chúng chưa lên tiếng
Bình luận