CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh?

Tối 23/08/2022, trong Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên lần thứ 9, tại Chùa Giác Ngộ, ĐĐ. Thích Ngộ Dũng đã gửi tặng đến 90 hành giả một bài pháp thoại sâu sắc với chủ đề: "Vài điều về việc xuất gia". 

Trước tiên, Đại đức nhận định rằng cõi dục (cõi loài người) là nơi thuận lợi nhất cho việc xuất gia. Bởi do các cõi chư thiên thì sung sướng quá hay các cảnh đọa lạc thì khổ đau quá, cho nên rất khó để chúng sanh phát tâm xuất gia. Cụ thể tại cõi nhân loại, ở những quốc gia, thành thị, khu vực mà đời sống vật chất đủ đầy, văn minh, hiện đại thì con người lại ít có nhu cầu, ước mong được rời xa gia đình và vào chùa làm một vị tu sĩ. Có thể nói, khi cuộc sống con người không quá ấm no, tiện nghi, giàu sang, hưởng thụ thì họ sẽ có nhiều cơ hội để chăm lo, chú tâm và nhiệt thành nuôi dưỡng đời sống tâm linh, tinh thần hơn. Mà trong đó, hạnh lành xuất gia theo Phật là một điều vô cùng trân quý và thanh cao.  

Đối với những vị xuất gia từ nhỏ sẽ có lợi thế được thấm nhuần Phật pháp từ sớm, hạt giống bồ đề, trí tuệ sẽ vững chắc và chất lượng hơn. Còn những vị lớn tuổi một khi phát tâm xuất gia sẽ cần sự nỗ lực, tinh tấn, kiên trì nhiều hơn để vượt qua những hành vi phàm, thói quen phàm, lối sống phàm. Phải như thế thì đường tu của chúng ta mới có thể lâu dài, vững vàng và kiên định. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều thiện nam, tín nữ, dù còn trẻ trung hay đã cao niên, đều có những nguyện ước, khát khao, ý chí được xuất gia trọn đời, nép mình vào nơi thiền môn thanh tịnh. Tuy nhiên, bởi nhiều mối lương duyên buộc ràng, những trách nhiệm, bổn phận tại gia, mà không phải ai ai cũng có thể mạnh mẽ ra đi theo bước chân Phật. Chình vì vậy, các khóa tu xuất gia gieo duyên được các chùa tổ chức nhằm giúp cho các hành giả tại gia được trải nghiệm đời sống xuất gia, gieo hạt giống trí tuệ thiện lành của đời tu sĩ, ngưỡng mong sao trong tương lai sẽ đến ngày được đơm hoa kết trái theo gương sáng của đức Phật-đà.  

Đại đức cho biết thêm rằng xuất gia gieo duyên bắt nguồn từ truyền thống của Phật giáo Nam tông. Bởi cộng đồng Phật giáo Nam truyền ở các nước Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cam-pu-chia, Tích Lan,... cho rằng việc xuất gia, dù gieo duyên hay trọn đời, đều là một cách hữu hiệu và thiêng liêng để báo hiếu cho cha mẹ. Bên cạnh đó, những nam nhân nào đã từng xuất gia thì sẽ được xã hội tôn kính, trọng vọng, yêu mến do họ đã có thời gian được vun bồi giới hạnh, tu dưỡng đạo đức thông qua giáo lý nhà Phật. Ngược lại, bên truyền thống Phật giáo Bắc tông thì phần lớn Phật tử lại có cái nhìn khắt khe, định kiến, cay nghiệt về việc xuất gia rồi hoàn tục của các vị tu sĩ. Họ cho rằng đó là việc vô cùng xấu hổ và thất bại. Đây thực sự là một quan điểm hoàn toàn chủ quan, phiến diện và sai lầm trầm trọng. Bởi việc xuất gia hay tại gia còn tùy thuộc vào nhân duyên sâu dày hay ngắn hạn của mỗi người. Và cho dù là một vị tu sĩ hay là người cư sĩ, nếu như luôn luôn sống trong sự giới hạnh, đạo đức, tâm từ bi, yêu thương và không vi phạm pháp luật; thì đều đáng nhận được sự kính trọng, quý mến của mọi người. 

  Sau đó, ĐĐ. Thích Ngộ Dũng đã phân tích sâu hơn về ý nghĩa của việc xuất gia nhằm giúp cho các hành giả càng thêm vững tin về hạnh lành mà mình đang thực hiện. Đầu tiên, xuất gia có nghĩa là rời khỏi ngôi nhà thế tục, nơi có cha mẹ, con cái, họ hàng, tài sản, của cải,... của mình. Về mặt tâm lý, tình cảm, chúng ta cũng cần nên hạn chế tiếp xúc, giao tiếp với người thân để tránh sự ràng buộc, níu kéo, lưu luyến với gia đình. Thứ hai, xuất gia còn mang ý nghĩa là ra khỏi ngôi nhà phiền não. Mà phiền não gần gũi nhất chính là từ những thói hư tật xấu, tập khí tham sân si đầy rẫy trong thân tâm của mỗi người. Xuất gia là dịp để chúng ta được ở chùa tu học và thực tập lời Phật dạy nhằm chuyển hóa, tu sửa bản thân trở nên tích cực hơn, tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Cuối cùng, ý nghĩa thứ ba của việc xuất gia là ra khỏi ngôi nhà Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) để thực sự giải thoát, giác ngộ, chứng đạt Niết-bàn; đây là lý tưởng, mục tiêu tối thượng mà người Thích tử thiền môn phải luôn luôn khắc cốt ghi tâm, nỗ lực tu tập trong suốt nhiều đời, nhiều kiếp, không hề thoái lui, chùn bước. 

Việc xuất gia cao quý là thế, vì vậy, trong Quy Sơn cảnh sách, tổ Linh Hựu đã dạy rằng: "Người xuất gia là người cất bước vượt tới phương trời cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳn thế tục, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma phải rúng động khuất phục, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi". Do đó, xuất gia là một hạnh nguyện vô cùng cao đẹp và trân quý. Ngoài ra, việc xuất gia cũng không phải là điều bất hiếu. Mà xuất gia là một thiện nghiệp đại báo hiếu. Bởi công đức, phước báu từ việc xuất gia, chúng ta vẫn có thể hồi hướng đến cha mẹ; và với hình tướng xuất gia, chúng ta sẽ dễ dàng cứu độ, giúp đỡ mẹ cha trở về lối sống hiền lương, thiện lành, an lạc và hạnh phúc.  

Khi đã thực sự phát tâm và nghiêm túc xuất gia, các vị tu sĩ phải tuân thủ và hành trì theo các thời khóa tu học tại ngôi chùa mà mình đến tu. Thời công phu khuya, trong truyền thống Bắc tông, Tăng Ni sẽ trì tụng 5 đệ thần chú Thủ Lăng Nghiêm và Thập chú. Ngoài ra, khi còn làm Sa-di, Sa-di-ni thì vị nào cũng phải thuộc lòng làu làu 4 cuốn luật là Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu, Sa-di thập giới, Oai nghi và Quy Sơn cảnh sách. Sau đó, chúng ta từng bước, từng bước học từ cơ bản đến nâng cao nhiều giáo lý, kiến thức, giới luật, vấn đề,... trong Phật pháp để tăng trưởng giới - định - tuệ cho bản thân. 

Cuối cùng, Đại đức cũng đưa ra mội vài lời khuyên đến các hành giả nhằm giúp cho chí nguyện xuất gia được thành tựu viên mãn hơn. Đó là, một khi đã dõng mãnh, quyết chí xuất gia, thì hành giả cần xác định rõ mục đích, lý tưởng xuất gia chân chính của mình. Sau đó, hành giả phải nỗ lực tu tập, hành trì lời Phật dạy, chuyển hóa thân tâm theo chiều hướng thiện và hướng thượng. Việc xuất gia không phải trong một sớm một chiều là xong, mà là cả một đời, nhiều đời, nhiều kiếp; do đó, người tu sĩ không cần phải tu học quá vội vàng, gấp gáp, dồn nén hay nặng nề, mà cần có lộ trình, thời khóa, thời khóa biểu tu học sao cho thật khoa học, hợp lý. Điều cuối cùng, tu học đúng phương pháp; nắm vững nền tảng giáo lý; siêng năng, tinh tấn tu tập, hành trì lời Phật dạy; nuôi dưỡng tâm bồ đề, chí nguyện kiên cố; thân cận, học hỏi các bậc thiện tri thức, thì tin chắc đời tu của chúng ta sẽ ngày càng được củng cố, duy trì và thăng tiến trên con đường giải thoát, giác ngộ. 

Tin: Minh Lượng

Ảnh: Ngộ Đức Phước

Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh? Cần gì để đi lâu và đi sâu trên con đường xuất gia chân chánh?
Bình luận