CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Khóa tu Ngày An Lạc 21: Niềm tin trong đạo Phật - ĐĐ. Thích Trí Minh

Ấn tống
Trình bày: 
ĐĐ. Thích Trí Minh
Tác giả: 
ĐĐ. Thích Trí Minh
Category: 
Khóa tu Ngày An Lạc

Sáng nay, các hành giả được cung đón TS. ĐĐ. Thích Trí Minh, Giảng viên Học viện PGVN TP.HCM và các trường Trung, Cao cấp Phật học trong thành phố. Thầy là một giảng viên có nhiều tâm huyết cho việc truyền đạo và hôm nay đến với khóa tu:‘’Ngày An Lạc’’ lần thứ 21, Đại đức đã trao truyền cho các hành giả bài pháp thoại với chủ đề : "Niềm tin trong đạo Phật".

Đạo Phật cần phải có 2 yếu tố để tu tập đó là: Niềm tin và Trí tuệ. Bản chất của niềm tin là một dạng tâm lý mà trong Phật học gọi là tâm sở. Đại đức đã diễn giải thêm về các loại tâm sở, tâm thiện (Tín, Tấn, Tàm, Quí, Vô sân, Vô si, Vô tham, Khinh an, Hành xả, Bất phóng dật và Bất hại ) để cho các hành giả hiểu và xác định rõ bản chất niềm tin. Quý Phật tử muốn trở thành hiền nhân (những người chuyên làm việc thiện, việc lành) thì phải hiểu thế nào là niềm tin.  

4 nội dung chính của bài pháp thoại bao gồm:

i) Bản chất niềm tin;

ii) Các loại niềm tin;

iii) Làm thế nào để có được niềm tin;

iv) Ích lợi của niềm tin trong cuộc sống.

Đại đức đã lấy những câu chuyện có thật được ghi chép trong các kinh sách, để minh họa thêm cho các nội dung mang tính triết lý sâu sắc. Đặc biệt có cả những câu chuyện rất nóng đang hiện hữu trên các phương tiện truyền thông để các hành giả hiểu rõ thế nào là niềm tin và nên tin cái gì để phân định chánh tín hay mê tín.

Trong Kinh Kanama trong Tăng chi bộ, đức Phật đã dạy có 10 điều không nên tin ( Đại đức đã gom lại thành 4 dạng để cho dễ nhớ) đó là:

1-Thông tin thuộc về dư luận (truyền thông, truyền thống, truyền miệng).

2- Không nên tin vào những điều sư phụ mình nói( sư phụ ngoại đạo bởi họ không phải là thánh nhân).

3- Không nên tin những điều ghi trong sách  vở của ngoại đạo (ngay trong kinh điển đạo Phật cũng có kinh giả).

4 Khoan tin vào hai loại người (người có uy quyền và những giáo chủ của tôn giáo khác).

 Đức Phật dạy phải có kiểm chứng được cả xã hội khen ngợi. Tiêu chuẩn để chúng ta tin  đó là không tham, không sân, không si. Niềm tin phải dựa vào sự hiểu biết có chân lý. Chân lý chỉ có 1 không có 2. Chân lý được phân làm 2 dạng: Chân lý tương đối là Nhân- Duyên- Quả, nghiệp báo. Chân lý tuyệt đối là mặt bản thể Rỗng không, Vô ngã của tất cả các sự vật và hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng đều tuân theo định lý của vũ trụ gọi là: Nhân-Duyên-Quả thì niềm tin không bao giờ bị lay chuyển. Tin đi với hiểu. Trí tuệ đi với niềm tin là hai đôi cánh để chúng ta bay lên cao.

Các Phật tử đến chùa Giác Ngộ, hãy xây dựng niềm tin, tin những gì đức Phật nói và giáo pháp của Ngài. Tin đức Phật là một bậc giác ngộ gọi là chánh giác. Giáo lý của Ngài dạy là chân lý. Chân lý: Nhân-Duyên-Quả là đủ tu cả đời. Các Phật tử cố gắng làm những việc có lợi cho đời, có lợi cho người.

Đó cũng là lời sách tấn của Thầy trao cho các hàng giả trong khóa tu.

No votes yet
1.742 lượt nghe.
Bình luận