CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Khóa tu Thiền lần thứ 4: Thiền Tứ Niệm Xứ Kỳ 4 - Sư Tăng Định

Ấn tống
Trình bày: 
Sư Tăng Định
Tác giả: 
Sư Tăng Định
Category: 
Khóa tu Thiền

Trong khóa tu Thiền Tứ niệm xứ lần thứ 4, các thiền sinh được nghe pháp thoại, tháo mở các gút mắc trong lúc hành thiền, trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây dưới sự hướng dẫn của Sư Tăng Định.

Để các thiền sinh đi sâu hơn, đi xa hơn trên bước đường tu tập. Trong khóa tu thiền lần thứ 4. Các thiền sinh đã ôn lại những điều cơ bản nhất khi thực tập thiền Tứ niệm xứ. Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm,  niệm pháp đây là bốn pháp quán niệm.

Sư tóm tắt lại các phép quán niệm tâm, niệm cảm thọ, niệm pháp. Thiền sinh lấy hơi thở làm đề mục cho sự phát triển khả năng tỉnh giác, chế phục tâm tán loạn, tăng trưởng thiện căn để tâm bước vào trạng thái kiên định. Việc cảm nhận hơi thở làm cho bụng phồng xẹp hay hơi thở đi ngang qua mũi, lúc đó chúng ta biết chánh niệm về hơi thở, nóng ấm, mát lạnh, phồng xẹp  là chúng ta đang chánh niệm về hơi thở ở trên thân. Cảm nhận hơi thở trên thân, sống với hơi thở ở trên thân.

Có hai cách  tâm làm việc trên thân rất đơn giản: Cái gì không có tỉnh thức, không hay biết được trên thân sẽ không biết được 5 giác quan và cảm giác trên thân. Không có tỉnh thức sẽ không sống trong hiện tại. Sống trong hiện tại là chúng ta đang sống với những gì đang cảm thọ trên thân. Sống trong hiện tại là đang sống với cảm thọ trên thân. Cảm thọ có cảm thọ dễ chịu và cảm thọ khó chịu dẫn đến tâm thích không thích. Nhờ chánh niệm, chúng ta mới khám phá phản ứng của tâm, cái hay biết trên thân.

Ngoài ra còn có pháp quán niệm về sự sanh diệt trong từng sát na. Quán niệm lòng từ bi. Những pháp này làm nền tảng cho tâm tập trung lại được chánh niệm  dễ ràng hơn.

Sau phần ôn tập là hướng dẫn kỹ thuật tập quán niệm lòng từ bi. Phương pháp hành trì này giúp thiền sinh phát khởi Bồ-đề tâm. Khi muốn chia sẻ lòng từ bi đến với tất cả chúng sanh thì trước hết lòng từ đó phải ở trong tâm. Trải tâm từ bi là thương tưởng đến tất cả chúng sanh đau khổ. Nếu không có chánh niệm thì lòng từ chỉ khởi nên trên miệng, rồi nó qua đi. Người có chánh niệm thì lòng từ sẽ được thực hiện một cách có trí tuệ. Thực tập lòng từ bi với chánh niệm để cho lòng từ bi được vun bồi nhưng được cộng thêm với trí tuệ trong đó.

 Để cho lòng từ là có thật. Trước khi trải lòng từ bi thì thân và tâm phải mát mẻ, an lạc, dễ chịu (tức năng lực từ bi trong tâm người đó chúng ta cảm nhận được). Sư đã cho một đề mục để thực tập trải lòng từ bi với câu chuẩn làm đề mục để thực tập trở thành lực niệm :‘’Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho tất cả được an vui ’’. Lúc đó năng lực  từ khẩu phải luyện trở thành ý trong tâm. Chúng ta khởi đầu câu bắt đầu từ hướng đông theo chiều kim đồng hồ. Ví dụ: ‘’Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Đông đừng có oan trái lẫn nhau đều được an vui.’’, …hướng Nam, Bắc,  Tây, hướng Đông Nam, Tây Nam…

Khi niệm từ bi trong chánh niệm, lực này sẽ phát sanh trong tâm, nó  làm cho người thực tập có tâm mát mẻ hơn, an lành dễ chịu hơn. Khi phát nguyện như thế tâm chánh niệm sẽ trở lên dũng mãnh hơn, tu tập thiền tiến bộ và đi xa hơn, giúp thiền sinh vững tin khi hành thiền Tứ niệm xứ.

No votes yet
2.671 lượt nghe.
Bình luận