CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

khóa tu Thiền

Khóa tu Thiền 6: Chuyển hóa đau khổ bằng chánh niệm - SC. Tâm Tâm

Các thiền sinh được duyên lành cung đón Ni sư TN. Tâm Tâm, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ, chuyên giảng Vi diệu pháp, trụ trì Tịnh xá Pháp Huệ.

Ni sư đã trao truyền đến cho các thiền sinh bài pháp thoại với đề tài: ‘Chuyển hóa khổ đau bằng chánh niệm’’.

 

Ni sư đã trình bày những phần căn bản nhất. Bài pháp thoại với các nội dung chính sau:

i) Ba bước phát triển trong nội tâm: Phát triển trí văn; Phát triển trí tư; Phát triển trí tu. Trí tuệ có hai loại: Trí tuệ thế gian (trí tuệ thông minh) và trí tuệ tâm linh (phân biệt 2 con đường ác và thiện trong tâm). Khi trí tuệ soi sáng tất cả các góc tối trong nội tâm của bạn, chừng đó không có lầm lẫn,  không sai lầm thì không đau khổ.

ii) Định nghĩa chánh niệm: Định nghĩa của đức Phật về chánh niệm: ‘’ Sống quán thân trên thân, tinh cần,  tỉnh giác. Chánh niệm sau khi chế ngự tham ưu ở đời, trên các cảm thọ, trên các tâm, quán pháp  trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm  sau khi chế ngự tham ưu ở đời.’’

Chánh niệm, nói một cách nôm la là thấy xuông, biết suông (thấy vậy, biết vậy, không mang chủ quan của mình vào, không đánh giá, không phê phán. Ngay vị trí này chúng ta thấy, biết những gì đang xẩy ra, đó là nền của thiền Vipassan, đó chính là chánh niệm,  mà chánh niệm không phải cố công mà có được.

iii) Nhận biết các pháp thực tại: Các pháp xuất hiện tự nhiên và hoàn toàn vô ngã. Khi tu thiền Vippasana có hai cách: Một là ngồi thiền, đi thiền, đứng thiền, nằm thiền. Hai là thiền trong sinh hoạt đời thường. Sau khi dời khỏi phòng thiền thấy mệt là sai do mình cố gắng quá mức, cồ gắng nắm bắt cho bằng được, trong khi pháp thiền này là tự nhiên nó sẽ khởi lên mát mẻ, bình yên. Thấy thân, tâm đều nhẹ nhàng, thư thái, nó sáng ở trong tâm nó không bị hôn trầm, thụy miên là đúng.  

iv) Tham, sân, si: đó là những uế nhiễm khi tâm sân nổi lên thì tâm ta đau khổ, khi đó ngọn đền trí tuệ bị ngăn chia. Khi sân nổi lên bao giờ cũng có trạng thái bức xúc, thiêu đốt trong tâm làm cho bạn bất an dẫn đến khổ. Trong cái cảm thọ này chia ra hai loại khổ: Khổ thân và khổ tâm. Khổ thân: Là những cảm thọ khổ gọi là thân, thức, thọ, khổ, nó liên quan đến thân. Đó là đau đớn nơi thân, là bệnh tật gây nên tứ đại không điều hòa nơi thân làm cho thân phải đau đớn, mệt mỏi, vật vã, hành hạ liên quan đến khổ trên thân.

 Khía cạnh thứ hai của khổ đó là thọ ưu, tâm sân này thọ ưu. Khi thân thức này bị đau đớn, hành hạ gọi là quả nghiệp. Bởi vì thân thức này được tạo bởi quả nghiệp, khi tâm thọ ưu thì nó vừa hiển thị trạng thái đau khổ, nó vừa có khả năng gieo trồng tiếp những hạt giống đau khổ.

v) Sự liên quan giữa khổ thân và khổ tâm: Khổ thân chính là bệnh. Bệnh lâu ngày dẫn đến buồn, chán, lo lắng, tuyệt vọng, một chuỗi lo lắng như thế gọi là thọ ưu. Từ thân bệnh đưa đến tâm bệnh, hai cái này nó liên quan đến nhau. Thân bất an đưa đến tâm bất an. Nhưng có khi thân vẫn khỏe mà tâm buồn khổ, cũng có khi nó không bắt nguồn từ thân mà bắt nguồn từ nhiều thứ.  

vi) Tâm tham: là những gì mình yêu thích dính mắc vào trong đó mà không nhả ra và muốn sở hữu nó gọi là tâm tham. Tâm tham là nguồn gốc của mọi sự đau khổ.

Tóm lại: Rèn luyện hơi thở chánh niệm là rèn luyện khả năng quan sát, khả năng thấy biết hơi thở, dần dần chúng ta sẽ nhận biết được thông điệp của thân và của tâm. Sinh tử đã có trong từng hơi thở, Sự sống bao gồm cả sự sinh và sự diệt, nó đến rồi nó sẽ ra đi. Chánh niệm của thân và tâm là chúng ta thấy an trụ. Khi an trụ ở tâm mới thấy được và sáng suốt cho đến khi nó trở thành thường trực trong đời sống nội tâm của chúng ta. Khi đó tâm sẽ bình yên. Cho nên, rèn luyện chánh niệm để thấy rõ và biết rõ để không còn dính mắc vào.

 Khi đã an trụ, đã sáng suốt rồi thì tự mình đứng vững được, tồn tại được, không cần dựa bên này, dựa bên kia. Như vậy, chánh niệm vô cùng cần thiết trong đời sống của chúng ta. Chánh niệm  cũng không phải cực khổ mới có được!

Khóa tu Thiền lần thứ 4: Thiền Tứ Niệm Xứ Kỳ 4 - Sư Tăng Định

Trong khóa tu Thiền Tứ niệm xứ lần thứ 4, các thiền sinh được nghe pháp thoại, tháo mở các gút mắc trong lúc hành thiền, trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây dưới sự hướng dẫn của Sư Tăng Định.

Để các thiền sinh đi sâu hơn, đi xa hơn trên bước đường tu tập. Trong khóa tu thiền lần thứ 4. Các thiền sinh đã ôn lại những điều cơ bản nhất khi thực tập thiền Tứ niệm xứ. Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm,  niệm pháp đây là bốn pháp quán niệm.

Sư tóm tắt lại các phép quán niệm tâm, niệm cảm thọ, niệm pháp. Thiền sinh lấy hơi thở làm đề mục cho sự phát triển khả năng tỉnh giác, chế phục tâm tán loạn, tăng trưởng thiện căn để tâm bước vào trạng thái kiên định. Việc cảm nhận hơi thở làm cho bụng phồng xẹp hay hơi thở đi ngang qua mũi, lúc đó chúng ta biết chánh niệm về hơi thở, nóng ấm, mát lạnh, phồng xẹp  là chúng ta đang chánh niệm về hơi thở ở trên thân. Cảm nhận hơi thở trên thân, sống với hơi thở ở trên thân.

Có hai cách  tâm làm việc trên thân rất đơn giản: Cái gì không có tỉnh thức, không hay biết được trên thân sẽ không biết được 5 giác quan và cảm giác trên thân. Không có tỉnh thức sẽ không sống trong hiện tại. Sống trong hiện tại là chúng ta đang sống với những gì đang cảm thọ trên thân. Sống trong hiện tại là đang sống với cảm thọ trên thân. Cảm thọ có cảm thọ dễ chịu và cảm thọ khó chịu dẫn đến tâm thích không thích. Nhờ chánh niệm, chúng ta mới khám phá phản ứng của tâm, cái hay biết trên thân.

Ngoài ra còn có pháp quán niệm về sự sanh diệt trong từng sát na. Quán niệm lòng từ bi. Những pháp này làm nền tảng cho tâm tập trung lại được chánh niệm  dễ ràng hơn.

Sau phần ôn tập là hướng dẫn kỹ thuật tập quán niệm lòng từ bi. Phương pháp hành trì này giúp thiền sinh phát khởi Bồ-đề tâm. Khi muốn chia sẻ lòng từ bi đến với tất cả chúng sanh thì trước hết lòng từ đó phải ở trong tâm. Trải tâm từ bi là thương tưởng đến tất cả chúng sanh đau khổ. Nếu không có chánh niệm thì lòng từ chỉ khởi nên trên miệng, rồi nó qua đi. Người có chánh niệm thì lòng từ sẽ được thực hiện một cách có trí tuệ. Thực tập lòng từ bi với chánh niệm để cho lòng từ bi được vun bồi nhưng được cộng thêm với trí tuệ trong đó.

 Để cho lòng từ là có thật. Trước khi trải lòng từ bi thì thân và tâm phải mát mẻ, an lạc, dễ chịu (tức năng lực từ bi trong tâm người đó chúng ta cảm nhận được). Sư đã cho một đề mục để thực tập trải lòng từ bi với câu chuẩn làm đề mục để thực tập trở thành lực niệm :‘’Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho tất cả được an vui ’’. Lúc đó năng lực  từ khẩu phải luyện trở thành ý trong tâm. Chúng ta khởi đầu câu bắt đầu từ hướng đông theo chiều kim đồng hồ. Ví dụ: ‘’Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Đông đừng có oan trái lẫn nhau đều được an vui.’’, …hướng Nam, Bắc,  Tây, hướng Đông Nam, Tây Nam…

Khi niệm từ bi trong chánh niệm, lực này sẽ phát sanh trong tâm, nó  làm cho người thực tập có tâm mát mẻ hơn, an lành dễ chịu hơn. Khi phát nguyện như thế tâm chánh niệm sẽ trở lên dũng mãnh hơn, tu tập thiền tiến bộ và đi xa hơn, giúp thiền sinh vững tin khi hành thiền Tứ niệm xứ.

Khóa tu Thiền lần thứ 3: THIỀN TỨ NIỆM XỨ - LẦN 3 - Sư Tăng Định

Trong khóa tu Thiền Tứ niệm xứ lần thứ 3, các thiền sinh được nghe pháp thoại, tháo mở các gút mắc trong lúc hành thiền, trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây dưới sự hướng dẫn của Sư Tăng Định.

Phần pháp thoại, Sư đã đi sâu về lý thuyết cốt lõi căn bản để hiểu được phương pháp thực tập của thân và tâm. Khi ngồi thiền hãy đóng bớt 4 giác quan để tâm quay về trong thân. Thông thường tâm của con người từ khi mở mắt chào đời cho đến khi nhắm mắt, tâm luôn luôn hướng ra bên ngoài. Khi thực tập thiền Tứ Niệm Xứ là hướng tâm quay về bên trong, người ngồi thiền phải chọn cho mình đề mục để tâm quay về. Đề mục đó là hơi thở tập trung xung quanh hai ống mũi (vi tế). Hoặc là chọn đề mục chuyển động sự phồng xẹp qua nơi bụng (thô vì quá rộng).

Sư chọn đề mục ngày hôm nay là sự chuyển động phòng xẹp của nơi bụng để tập tâm, tu niệm tâm, niệm đề mục trên thân. Khi niệm như vậy là chúng ta đang sống trong giây phút hiện tại, tỉnh thức trong hiện tại.

Khi có chánh niệm, ánh sáng của chánh niệm sẽ giúp con người có tâm quân bình, có sự kiên nhẫn, chấp nhận cảm giác đau khổ hay hạnh phúc trên thân. Tập cách thay đổi các cảm thọ nơi thân, không cố xua đuổi hay gồng mình khi đau trên thân xuất hiện. Khi hiều rõ bản chất đau trên thân chúng ta không than vãn, không rên rỉ, không tìm cách đẩy cái đau đó đi bằng hai cách tiêu cực: Một là nhúc nhích, hai là gồng lên xua đuổi nó.

Sư đi xâu phân tích khái niệm đề mục vì các đề mục hơi thở, phòng xẹp sẽ đi theo chúng ta suốt cuộc đời. Thiền sinh mượn đề mục đó để tập cho thân có sự ghi nhớ, không quên. Có được kỹ năng đó trong ăn, trong nghe, trong thấy thì người đó đang sống trong chánh niệm, sống trong giây phút hiện tại, trong tỉnh thức, thoát khỏi năng lực tham và sân, thích, không thích, đẹp, xấu, ngon và dở.  

Thiền Tứ niệm xứ sẽ từng bước thay đổi quan niệm trong cuộc sống về hạnh phúc về đau khổ trong chính mỗi con người. Đức Phật đã dùng phương pháp thiền Tứ niệm xứ và Ngài đã thành Phật nhờ phương pháp thiền này.