CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Sư Tăng Định

Khóa tu Thiền lần thứ 4: Vấn đáp Thiền Tứ Niệm Xứ Kỳ 4 - Sư Tăng Định

Những trở ngại, thắc mắc trong quá trình thực tập thiền được các hành giả đặt ra và đã được  Sư Tăng Định giải đáp một cách sâu sắc và cặn kẽ bằng kinh nghiệm từ sự tu tập của Sư.

Sau bốn khóa tu, các thiền sinh đã được học lý thuyết cơ bản và hướng dẫn thực tập cả bốn phép quán niệm quan trọng nhất của thiền Tứ niệm xứ. Hy vọng các thiền sinh khi trở về với cuộc đời thường, thiền sinh cần phải tiếp tục nỗ lực hành trì ít nhất được hai lần trong ngày (mỗi lần 01 giờ) để yêu mình, thương người,  biết trân quý cuộc sống để tận hưởng hạnh phúc ngay trong phút giây hiện tại. Hơn hết là không uổng phí những gì Thầy đã dạy và những người đã tổ chức phục vụ cho các khóa tu!

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Khóa tu Thiền lần thứ 4: Thiền Tứ Niệm Xứ Kỳ 4 - Sư Tăng Định

Trong khóa tu Thiền Tứ niệm xứ lần thứ 4, các thiền sinh được nghe pháp thoại, tháo mở các gút mắc trong lúc hành thiền, trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây dưới sự hướng dẫn của Sư Tăng Định.

Để các thiền sinh đi sâu hơn, đi xa hơn trên bước đường tu tập. Trong khóa tu thiền lần thứ 4. Các thiền sinh đã ôn lại những điều cơ bản nhất khi thực tập thiền Tứ niệm xứ. Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm,  niệm pháp đây là bốn pháp quán niệm.

Sư tóm tắt lại các phép quán niệm tâm, niệm cảm thọ, niệm pháp. Thiền sinh lấy hơi thở làm đề mục cho sự phát triển khả năng tỉnh giác, chế phục tâm tán loạn, tăng trưởng thiện căn để tâm bước vào trạng thái kiên định. Việc cảm nhận hơi thở làm cho bụng phồng xẹp hay hơi thở đi ngang qua mũi, lúc đó chúng ta biết chánh niệm về hơi thở, nóng ấm, mát lạnh, phồng xẹp  là chúng ta đang chánh niệm về hơi thở ở trên thân. Cảm nhận hơi thở trên thân, sống với hơi thở ở trên thân.

Có hai cách  tâm làm việc trên thân rất đơn giản: Cái gì không có tỉnh thức, không hay biết được trên thân sẽ không biết được 5 giác quan và cảm giác trên thân. Không có tỉnh thức sẽ không sống trong hiện tại. Sống trong hiện tại là chúng ta đang sống với những gì đang cảm thọ trên thân. Sống trong hiện tại là đang sống với cảm thọ trên thân. Cảm thọ có cảm thọ dễ chịu và cảm thọ khó chịu dẫn đến tâm thích không thích. Nhờ chánh niệm, chúng ta mới khám phá phản ứng của tâm, cái hay biết trên thân.

Ngoài ra còn có pháp quán niệm về sự sanh diệt trong từng sát na. Quán niệm lòng từ bi. Những pháp này làm nền tảng cho tâm tập trung lại được chánh niệm  dễ ràng hơn.

Sau phần ôn tập là hướng dẫn kỹ thuật tập quán niệm lòng từ bi. Phương pháp hành trì này giúp thiền sinh phát khởi Bồ-đề tâm. Khi muốn chia sẻ lòng từ bi đến với tất cả chúng sanh thì trước hết lòng từ đó phải ở trong tâm. Trải tâm từ bi là thương tưởng đến tất cả chúng sanh đau khổ. Nếu không có chánh niệm thì lòng từ chỉ khởi nên trên miệng, rồi nó qua đi. Người có chánh niệm thì lòng từ sẽ được thực hiện một cách có trí tuệ. Thực tập lòng từ bi với chánh niệm để cho lòng từ bi được vun bồi nhưng được cộng thêm với trí tuệ trong đó.

 Để cho lòng từ là có thật. Trước khi trải lòng từ bi thì thân và tâm phải mát mẻ, an lạc, dễ chịu (tức năng lực từ bi trong tâm người đó chúng ta cảm nhận được). Sư đã cho một đề mục để thực tập trải lòng từ bi với câu chuẩn làm đề mục để thực tập trở thành lực niệm :‘’Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho tất cả được an vui ’’. Lúc đó năng lực  từ khẩu phải luyện trở thành ý trong tâm. Chúng ta khởi đầu câu bắt đầu từ hướng đông theo chiều kim đồng hồ. Ví dụ: ‘’Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Đông đừng có oan trái lẫn nhau đều được an vui.’’, …hướng Nam, Bắc,  Tây, hướng Đông Nam, Tây Nam…

Khi niệm từ bi trong chánh niệm, lực này sẽ phát sanh trong tâm, nó  làm cho người thực tập có tâm mát mẻ hơn, an lành dễ chịu hơn. Khi phát nguyện như thế tâm chánh niệm sẽ trở lên dũng mãnh hơn, tu tập thiền tiến bộ và đi xa hơn, giúp thiền sinh vững tin khi hành thiền Tứ niệm xứ.

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Thiền Minh sát (Vipassana) - Sư Tăng Định

Buổi chiều cùng ngày, BTC đã cung thỉnh TT. Thích Tăng Định, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, trụ trì chùa Kỳ Viên, Q. 3, TP.HCM thuyết giảng và dạy phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ. Thượng tọa cho biết: Muốn biết tâm mình đang rong ruổi đi đâu thì phải bắt được tâm của mình, biết mình đang nghỉ gì, nếu không bắt được tâm thì phiền trược, triền cái sẽ chi phối, dắt dẫn chúng ta đi. Nếu không có sự thực tập, thì tâm hồn mình dễ bị giao động trước mọi hoàn cảnh. Hôm nay quý vị xuất gia, chúng ta muốn có được hạnh phúc cao thượng, hạnh phúc của sự vắng lặng và giảm bớt sự ô nhiễm của tâm. Khi chúng ta bắt thân này ngồi yên thì nó hôn trầm, nó trạo cử. Mình sống theo bản năng, sống theo thế gian, tâm rong ruổi mãi. Hôm nay xuất gia, giới luật sẽ ngăn cản những gì chúng ta làm không đúng. Chúng ta từng bước một ngăn cản hành động, ý nghỉ sai lầm. Muốn ngăn cản được nó thì phải bắt được tư tưởng của chúng ta, bắt được tâm thì mới điều được tâm. Làm trong sạch tâm, điều được tâm, lúc đó thân và khẩu sẽ theo đó mà thanh tịnh. Khi chúng ta có chánh niệm, chánh niệm sẽ giúp ta soi sáng tâm, phân định được tầng số tâm đúng hay sai và tự điều chỉnh chúng.

Khi chưa đạt được chánh niệm mà không giữ giới luật, cứ mặc tình để cơ thể thỏa mãn hạnh phúc của thế gian thì ta sống như bầy đàn, ta không có hạnh phúc thực tại. Tu thiền là thời gian chúng ta ngồi nhìn lại chính mình, là lúc cần phải nhìn lại và thay đổi quan niệm, thay đổi cái nhìn, thay đổi hành động của chúng ta. Để làm được điều đó, cần rất nhiều thời gian và thực tập thường xuyên, đúng pháp mới có hạnh phúc thực sự.

Muốn thấy được ý muốn của mình cần thấy tâm của mình trước nhất, chúng ta cần có phương pháp, cần có công cụ, đó là phải thực tập chánh niệm. Bài kinh Tứ Niệm Xứ chính là bản đồ để nhìn lại tâm mình, quán chiếu lại hành vi, suy nghỉ của mình. Chánh niệm là gì? Đó là tập trung tâm ý của vào 1chỗ, vào 1 đề mục, không để tâm chạy nhảy lung tung. Muốn có chánh niệm chúng ta phải thường xuyên thực tập hơi thở, huấn luyện tâm của thật thuần thục. Ví dụ, chọn nơi tâm hướng vào là bụng hoặc mũi… chuyển động phòng xẹp của bụng giúp chúng ta tập trung vào đó, khi tâm ý đã có điểm dừng thì không còn chạy nhảy phan duyên đi nơi khác. Nếu không có sự tập trung, thì trạng thái trạo cử, hôn trầm sẽ luôn xuất hiện trong tâm chúng ta. Hương vị giáo pháp của đức Phật sẽ mang lại cho con người sự lợi ích của hạnh phúc thực tại, đây là loại hạnh phúc cao thượng, giúp ta thanh lộc thân tâm.

Đề mục quán niệm hôm nay là kỹ thuận niệm phòng, niệm xẹp nơi bụng. Kỹ năng này giúp ta luyện được tâm mình, thấy rõ tâm mình, đến một lúc nào đó thì có năng lực và nếm được vị ngọt của giải thoát. Hãy chánh niệm trong đời sống hàng ngày, để đạt được hương vị giải thoát cho cuộc đời mình.

Sau hơn 1 giờ đồng hồ chia sẽ về lý thuyết, Thượng tọa giảng sư đã hướng dẫn chư hành giả thực tập thiền chánh niệm, bao gồm thiền ngồi, thiền đứng, thiền lạy… để họ có cơ hội điều tâm trở về thân, giữ chánh niệm tỉnh thức đạt an lạc ngay đây và bây giờ.

Khóa tu Thiền lần thứ 3: THIỀN TỨ NIỆM XỨ - LẦN 3 - Sư Tăng Định

Trong khóa tu Thiền Tứ niệm xứ lần thứ 3, các thiền sinh được nghe pháp thoại, tháo mở các gút mắc trong lúc hành thiền, trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây dưới sự hướng dẫn của Sư Tăng Định.

Phần pháp thoại, Sư đã đi sâu về lý thuyết cốt lõi căn bản để hiểu được phương pháp thực tập của thân và tâm. Khi ngồi thiền hãy đóng bớt 4 giác quan để tâm quay về trong thân. Thông thường tâm của con người từ khi mở mắt chào đời cho đến khi nhắm mắt, tâm luôn luôn hướng ra bên ngoài. Khi thực tập thiền Tứ Niệm Xứ là hướng tâm quay về bên trong, người ngồi thiền phải chọn cho mình đề mục để tâm quay về. Đề mục đó là hơi thở tập trung xung quanh hai ống mũi (vi tế). Hoặc là chọn đề mục chuyển động sự phồng xẹp qua nơi bụng (thô vì quá rộng).

Sư chọn đề mục ngày hôm nay là sự chuyển động phòng xẹp của nơi bụng để tập tâm, tu niệm tâm, niệm đề mục trên thân. Khi niệm như vậy là chúng ta đang sống trong giây phút hiện tại, tỉnh thức trong hiện tại.

Khi có chánh niệm, ánh sáng của chánh niệm sẽ giúp con người có tâm quân bình, có sự kiên nhẫn, chấp nhận cảm giác đau khổ hay hạnh phúc trên thân. Tập cách thay đổi các cảm thọ nơi thân, không cố xua đuổi hay gồng mình khi đau trên thân xuất hiện. Khi hiều rõ bản chất đau trên thân chúng ta không than vãn, không rên rỉ, không tìm cách đẩy cái đau đó đi bằng hai cách tiêu cực: Một là nhúc nhích, hai là gồng lên xua đuổi nó.

Sư đi xâu phân tích khái niệm đề mục vì các đề mục hơi thở, phòng xẹp sẽ đi theo chúng ta suốt cuộc đời. Thiền sinh mượn đề mục đó để tập cho thân có sự ghi nhớ, không quên. Có được kỹ năng đó trong ăn, trong nghe, trong thấy thì người đó đang sống trong chánh niệm, sống trong giây phút hiện tại, trong tỉnh thức, thoát khỏi năng lực tham và sân, thích, không thích, đẹp, xấu, ngon và dở.  

Thiền Tứ niệm xứ sẽ từng bước thay đổi quan niệm trong cuộc sống về hạnh phúc về đau khổ trong chính mỗi con người. Đức Phật đã dùng phương pháp thiền Tứ niệm xứ và Ngài đã thành Phật nhờ phương pháp thiền này.

Khóa tu Thiền 2: Phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ 2 - Sư Tăng Định

Đây là lần thứ hai TS. Tăng Định lần lượt hướng dẫn từ lý thuyết đến thực hành Thiền Tứ niệm xứ và giải đáp các thắc mắc, nghi vấn mà các thiền sinh vướng phải trong quá trình tu học.

Buổi chia sẻ này Sư đã đi sâu về lý thuyết của thân và tâm với chủ đề: ‘"Thấy được ngon, dở, xấu, đẹp trong cái nhìn của thiền’’. Chủ đề này đươc Sư chia làm 3 bài với các nội dung chính xoay quanh chủ đề trên.

Tâm là gì? Tâm là sự hay biết, tâm là bất cảnh. Để nhận biết được tâm, hay biết tâm của mình, bắt được tâm mình đang làm gì, đang ở đâu? Chúng ta phải có kinh nghiệm để luôn luôn kéo tâm mình về mắt tai, mũi, lưỡi để quan sát nó, để thấy được nó, khi nó phản ứng thích hay không thích, bực mình hay không bực mình, phản ứng đó nhanh hay chậm chúng ta nắm bắt được nó, thấy được nó ở trên thân: ăn chỉ là ăn, nếm chỉ là nếm, vị chỉ là vị… muốn thấy được như vậy, chỉ có thiền quán Tứ niệm xứ và niệm lực của thiền quán mới đủ sức giúp cho các thiền sinh tỉnh thức trong từng oai nghi, giải quyết tâm bực mình, cảm giác dễ chịu sinh tâm dễ chịu( tâm thích). Từ đó quan niệm: ngon, dở, xấu, đẹp là một sự ô nhiễm.  

Sư cũng đặc biệt  lưu ý hai vấn đề trong lúc ngồi thiền đối diện với buồn ngủ, hôn trầm, dã dượi, mỏi mệt sau: i) Hãy kéo về hơi thở và quán sát lại oai nghi của thân đã quân bình hay chưa. ii) Thực phẩm ăn trong bữa đó chúng ta ăn có nhiều hay không.

Đây cũng là phần giải đáp câu hỏi sau 30 phút thiền tọa buổi sáng khi các thiền sinh rơi vào hôn trầm và phóng tâm.

Khóa tu Thiền 1: Phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ - Sư Tăng Định

Các thiền sinh được cung đón Tỳ Khưu Tăng Định, Giảng sư Học viện PGVN TP. Hồ Chí Minh, Phó ban Nghi lễ TW GHPGVN, trụ trì chùa Kỳ Viên.

Thượng tọa đã chia sẻ bài pháp thoại với chủ đề: ‘’Phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ’’ của đức Phật được trích trong bài kinh Đại niệm xứ.

Với những kinh nghiệm thiền và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, bằng lời giảng chân thật, đơn giản, dễ hiểu, Thượng tọa đã phân tích tóm tắt các nội dung: i) Khái niệm ngôn ngữ Thiền trong kinh tạng Pali; ii) Quan niệm hạnh phúc và  đau, khổ, cứu khổ bằng giáo pháp Tứ niệm xứ; iii)  Quan niệm về Trí huệ.

Tu tuệ là trí tuệ phát sinh do sự trụ trì để phát triển tinh thần, khai mở trí tuệ, đó là hành thiền. Các giảng sư có thể giúp các bạn có Văn tuệ, Tư tuệ nhưng không thể giúp các bạn có Tu tuệ. Muốn có trí tuệ này bạn phải tự mình gặt hái lấy. Bạn phải hành thiền Bốn niệm xứ để có Tu tuệ

Sư cũng đi sâu phân tích hai khái niệm về hơi thở: mượn hơi thở để nắm bắt tâm, huấn luyện tâm, tập thiền là để tập tâm. Chỉ có tu thiền Tứ niệm xứ chúng ta mới thanh lọc được tâm. Từ một tâm đầy phiền não, ô nhiễm  nó điều khiển chi phối chúng ta trong mọi oai nghi, mọi hành động trong cuộc sống. Chúng ta từng bước tỉnh thức với chính mình, làm chủ tâm thức mình thì bình an hạnh phúc sẽ đến. Sư cũng nhấn mạnh rằng hạnh phúc đó không phải do sự cầu an mà có mà là do chính các thiền sinh phải tu tập hành thiền để có được định lực trong tâm và đối với thiền quán Tứ niệm xứ thì quả của nhân là tính và tấn.

Sư cũng giải thích cho các thiền sinh từ ý nghĩa của việc kết thúc một buổi giảng thiền bằng ba lần từ Sadthu(lành thay).! Sadthu! Sadthu!