CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

TT. Thích Đồng Trí

Khóa tu Ngày An Lạc 30: Bảy pháp quán tưởng hướng thượng giải thoát - TT. Thích Đồng Trí

hời pháp thoại buổi sáng của khóa tu, BTC đã cung thỉnh TT. Thích Đồng Trí, Giám đốc trung tâm Anh ngữ, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, giản viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.CM thuyết giảng với đề tài: “Bảy pháp quán tưởng đưa đến hướng thượng giải thoát”.

Thượng tọa khuyến tấn toàn thể quý Phật tử bớt chinh phục những thứ bên ngoài, hãy dùng thời gian, tâm sức để chinh phục chính bản tâm mình. Tu sửa thân tâm chính mình mới là điều cần thiết và đáng làm nhất trong cuộc đời mỗi người. Dừng lại tâm lăng xăng, bất thiện và hướng lòng đến những điều lợi ích cho mình và tha nhân. Dành thời gian quản lý thân, khẩu, ý của mình cho tốt, đừng để nó tạo nghiệp.

Bảy pháp quán tưởng được thượng tọa giảng sư chia sẻ như sau:

1. Quán thân bất tịnh

2. Quán thức ăn bất tịnh

3. Không say đắm thế gian

4. Thường nghĩ đến sự chết

5. Luôn nghĩ đến vô thường

6. Nghĩ đến đời sống là khổ và vô thường

7. Luôn nghĩ đến khổ và vô ngã

Nếu tất cả mọi người cùng học tập và ứng dụng bảy phương pháp này vào đời sống hằng ngày, họ nhất định sẽ tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc ngay đây và bây giờ.

“Buông xuống đi hãy buông xuống đi

Chớ giữ làm chi có ích gì

Thở ra chẳng lại còn chi nữa

Vạn pháp vô thường buông xuống đi”

Thiền sư Vạn Hạnh trước lúc thị tịch cũng đã để lại một bài kệ sâu sắc cảnh tĩnh đệ tử và những người hữu duyên về cuộc sống đổi thay, vô thường biến hoại. Càng nắm bắt, càng ôm chặt thì càng thấy khổ đau.

Thân như bóng chớp chiều ta

Cỏ cây tươi tốt thu qua rụng rời

Sá chi suy thạnh việc đời

Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành”

Khóa tu ngày an lạc lần thứ 11: Ý nghĩa Phật Thành Đạo - TT. Thích Đồng Trí

TT. TS.Thích Đồng Trí, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, quản Chúng chùa Giác Ngộđã trao truyền cho các hành giả bài pháp thoại với chủ đề: ‘’Ý nghĩa Phật thành đạo ‘’.

Thượng tọa đã đi lướt qua phần lịch sử mà đi sâu phân tích phần triết lý cuộc đời đức Phật từ khi sinh ra cho đến khi thành đạo,  đã tái hiện lại sâu sắc hơn cuộc đời đức Phật, từ đó rút ra các bài học sau: i)Lục độ Ba la mật, nguyện lực vào đời; ii) Dấu hiệu của thánh nhân, sự toàn hảo; iii) Tư chất thông minh lương thiện, tài năng xuất chúng; iv)Ở đỉnh cao danh vọng, quyền lực nhất; v)Ngài không thỏa mãn trong những vật dụng thường tình, ở trong miếng mồi nhử của thế gian; vi) Ngài dám xuất gia ở trong tư thế đầy đủ nhất, cuộc xuất ly vĩ đại nhất, tấm lòng từ bi vì mục tiêu cao cả nhất; vii)Thiết tha tinh tấn học đạo; viii) Trải qua cuộc chiến với ma vương.

Thượng tọa cũng tha thiết nhắc nhở mọi người là Phật tử chúng ta đừng đổ thừa cho hoàn cảnh mà hãy vượt lên trên hoàn cảnh, khó khăn. Nhớ ơn Ngài không phải một ngày, một bữa mà là trong từng sát-na, trong từng tâm tưởng, trong từng hành động, chúng ta hãy nguyện làm sứ giả Như Lai. Là Phật tử phải là một người Phật tử xứng đáng từ khẩu Phật mà sanh, từ ý Phật mà tái hiện Tịnh độ nhân gian khiến cho ánh sáng của Ngài lan rộng đến khắp mọi nơi, đến tận cùng ngõ hẻm của cuộc sống.

Bài thơ: ‘’Hồi đầu’’do chính Thượng tọa sáng tác đã được thầy đọc tặng cho các hành giả thay cho lời kết của buổi pháp thoại.