CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

TT. Thích Minh Thành

Khóa tu Ngày An Lạc 26: Với cả tâm tình kính dâng cha mẹ - TT. Thích Minh Thành

Tiếp nối chương trình, BTC cung đón TT. Thích Minh Thành, Ủy viên BHPTW GHPGVN, Trưởng BHPGHPGVN TP. Cần Thơ, Trụ trì chùa Bửu Liên, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã đến với khóa tu bằng thời pháp thoại có chủ đề: “Với cả tâm tình kính dâng cha mẹ”. Thượng tọa chia sẻ:

“Mùa Vu lan không chỉ có tháng bảy, mà chúng ta phải lấy cả cuộc đời của mình đều là tháng bảy của Vu lan. Chúng ta khai kinh Vu lan không chỉ đọc tụng trong tháng bảy, mà chúng ta phải dành cả cuộc đời để tụng kinh Vu lan, để báo đền ơn đức dưỡng nuôi của cha mẹ. Tụng kinh Vu lan, chúng ta không chỉ tụng bằng miệng, mà phải dành tất cả sự chân thành, hiếu dưỡng, báo ân để tụng, thì đó mới đích thực là chúng ta đang vì cha mẹ mà đọc tụng tôn kinh. Trong cuộc đời mỗi người, chắc hẵn chúng ta đã dùng rất nhiều tiền của để mua hoa cúng Phật, nhưng chúng ta lại chưa bao giờ mua những đóa hoa lòng hiếu hạnh để dâng cúng Vu lan. Cha mẹ đã cho chúng ta cả cuộc đời, trong khi Người chẳng bao giờ đòi hỏi chúng ta làm gì cho Người cả, mà hai đức Phật Vu lan chỉ cần chúng ta dâng hoa yêu thương và quà tưởng nhớ, chỉ thế thôi là Người đủ hạnh phúc rồi.

“Nước biển mênh mong không đông đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Sau những tháng năm rong ruỗi với đời, héo mòn thân xác, có đôi khi chợt nhớ về mẹ cha, chúng ta trở về mái nhà xưa, vẫn thấy đó khói lam chiều quyện tỏa, nghĩa là mẹ chúng ta vẫn đang còn sống, để giỏi theo để, để đợi chờ chúng ta trở về. Do đó, màu lam mà quý vị đang mặc trên người, chính là màu của thương cha nhớ mẹ, màu của hiếu nghĩa hiếu ân. Chúng ta có 60 năm hiện hữu trong cuộc đời để đi hết những buồn vui của thế gian, nhưng chúng ta chưa bao giờ thực hiện hết vòng quay ý nghĩa của Vu lan. Nếu cả cuộc đời chúng ta chưa làm cho cha mẹ cười, chưa làm cho cha mẹ vui, thì tất cả chúng ta vẫn chưa làm cho mùa Vu lan của mình trở nên ý nghĩa. Lúc vua Tịnh Phạn sắp bang hà, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trở về bên giường bệnh thuyết pháp độ vua, giúp cha vượt qua những lo sợ khi sắp lìa cõi thế. Ngày vua Tịnh Phạn mất đi, Ngài còn đưa vai gánh thi hài cha đi hỏa táng. Cả cuộc đời của đức Phật, Ngài đã sống trọn vẹn nghĩa tình của hai chữ Vu lan. Còn chúng ta, chúng ta đã làm gì để báo đáp những ân tình mà hai đấng sanh thành đã lao khổ vì ta! ...

Phương Trời Thong Dong 14: TT. Thích Minh Thành (Hệ phái Khất Sĩ)

Chương trình được tiếp tục với talk show “Phương trời thong dong” – cuộc đời và đạo nghiệp của TT. Thích Minh Thành, UVTT HĐTS TWGHPGVN, Phó Ban Giáo dục tăng ni TW, Phó Ban Hoằng pháp TW, giảng viên HVPGVN tại TP.HCM, do MC Thiện Tùng dẫn chuyện.

Đến với chương trình, Thượng tọa chân tình bộc bạch: Đây là 1 talk show thú vị và có nhiều lợi lạc, và bản thân cảm thấy rất vinh dự vì được là nhân vật tiếp nối tham gia trong chương trình này. Khi các nhân vật chia sẻ những câu chượng tốt đẹp đã thực hiện được, nghiễm nhiên nó trở thành tấm gương sáng sống động theo hình mẫu “người tốt việc tốt” để mọi người học hỏi.....

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Đạo hạnh của người xuất gia - TT. Thích Minh Thành

Ngày tu tập thứ 5, các giới tử có được duyên lành đón ĐĐ.Thích Minh Thành, Giảng sư trường Cao-Trung Phật học TP.HCM, Trụ trì chùa Linh Quy Pháp Ấn. Đại đức là một giảng sư có nhiều trăn trở tâm huyết với người xuất gia đặc biệt người xuất gia trẻ và là tác giả của rất nhiều tác phẩm trong đó có hai cuốn viết về người xuất gia trong đó có cuốn Xuất gia toàn tập.

Bài pháp thoại Đại đức mang tới cho các giới tử với chủ đề: "Đạo hạnh của người xuất gia".

Bài pháp thoại được chìa làm 3 phần:

i) Dung mạo người xuất gia;

ii)Phẩm chất người xuất gia;

iii) Phát khởi tâm Bồ đề.

Người xuất gia cần phải dứt bỏ sự yêu thích và tham muốn. Dung mạo người xuất gia là nơi nâng đỡ quả vị A-La-Hán, làm cho người xuất gia thành tựu mọi ước nguyện, không thể ước lượng được sức dung chứa to lớn như biển cả. Người xuất gia ít muốn, biết đủ, trong sạch, trú xứ nơi thanh tịnh vắng vẻ.

Có 6 hạng người xuất gia: Người xuất gia không hiểu biết, Người xuất gia giận hờn, buồn phiền, Người xuất gia chơi đùa, Người xuất gia nghèo đói, Người xuất gia thu góp tài sản, Người xuất gia muốn thoát khổ.

 Người xuất gia luôn quán sát được thân và tâm, quán sát sự sanh diệt của thân và tâm. Người xuất gia lúc nào cũng phải tâm niệm‘’Không có gì là tôi, không có gì là của tôi’’ đó là phá trừ mê chấp.

 Động lực của người xuất gia: Động tâm do thấy, động tâm do nghe và quan trọng nhất là phải có tâm vượt thoát. Những người già đi xuất gia thường gặp nhiều chướng ngại bởi cái tôi bị nhiễm đắm và nhiều phiền não, khó thành bậc đa văn, dễ bị dính mắc. Tuổi trẻ có trí lực xung mãn nhưng lại dễ dính mắc ái.  

Người xuất gia cần có 8 đặc tính của pháp trong Kinh Tăng chi bộ: Lìa tham, rời trói buộc, không chất chứa, ít muốn, biết đủ, xa lìa, tinh cần, dễ nuôi.

Người xuất gia phải phát khởi tâm Bồ đề, quán chiếu nhân quả. Biết ơn cha mẹ, ơn tổ quốc, ơn thầy cô giáo, ơn đồng loại. Giúp cho chúng sanh thoát khổ. Luôn san sẻ những gì mình có. Biết nhẫn nhịn.

 ‘’Bạn phát Bồ đề tâm chưa’’ ? Các giới tử mỗi khi gặp nhau nên thay đổi cách chào nhau như vậy. Đây cũng là lời chúc của Đại đức đến với các giới tử trước khi kết thúc bài pháp thoại sáng nay.

Phương Trời Thong Dong 11: TT. Thích Minh Thành

Các hành giả rất xúc động khi Thầy tâm sự nỗi niềm thời thơ ấu và nhân duyên xuất gia theo đạo Phật khi ông bà ngoại là người Ấn lại theo đạo Hồi, cùng quá trình đi học của Thầy. Những ai có quan niệm cho rằng thầy tu thì cần gì phải học, chỉ cần ngồi gõ mõ tụng kinh là được. Không, không phải vậy! Người tu thực tế phải học nhiều hơn người đời: học thế học, Phật học, tâm lý học. Đó là lời Thầy khẳng định từ chính cuộc đời thầy. 

Chương trình "Phương trời thong dong" cá hành giả được cung đón TT. Thích Minh Thành,  Ủy viên Ban hoằng pháp TƯ GHPGVN, kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP. Cần Thơ, Trụ trì chùa Bửu Liên, thành phố Cần Thơ.

Lời chào của Thượng tọa với các hành giả bằng một thông tin mà nếu nó không còn hiện diện chỉ trong vài tích tắc thì đã kết thúc một kiếp người, đó là mỗi ngày một người có 21700 lần thở.

Các hành giả rất xúc động khi Thầy tâm sự nỗi niềm thời thơ ấu và nhân duyên xuất gia theo đạo Phật khi ông bà ngoại là người Ấn lại theo đạo Hồi, cùng quá trình đi học của Thầy. Những ai có quan niệm cho rằng thầy tu thì cần gì phải học, chỉ cần ngồi gõ mõ tụng kinh là được. Không, không phải vậy! Người tu thực tế phải học nhiều hơn người đời: học thế học, Phật học, tâm lý học. Đó là lời Thầy khẳng định từ chính cuộc đời thầy. Ngoài ra Thầy còn có rất nhiều cơ duyên được học các kinh nghiệm thâm hậu từ rất nhiều các Hòa thượng.

Với vai trò là Hoằng pháp và giáo dục Tăng Ni T.Ư kiêm trưởng Ban Hoằng pháp thành phố Cần Thơ, sự trăn trở của Thượng tọa đối với ngành hoằng pháp của Giáo hội: hoàng pháp là sự sống trong trái tim chứ không phải chỉ đơn thuần là lời Phật dạy. Theo thầy, hoằng pháp không chỉ nghe và nói mà hoằng pháp còn phải tự nói với chính mình, cho chính mình nghe. Cho nên hoằng pháp không chỉ ngồi trên ghế mà liệng ngôn ngữ xuống dưới đạo tràng. Hoằng pháp là cầm cái ly rót vào ly của Phật tử, tức là lấy cái tâm rót vào trong tâm đó là hoằng pháp. Thầy cũng lý giải rất logic cái đẹp về mầu áo lam và nhắn nhủ mọi người khi mặc màu áo lam phải thổi hồn sống vào mầu áo lam đó cũng là hoằng pháp. Và nụ cười của các Phật tử chính là sức sống nạp thêm năng lượng cho các giảng sư đang truyền pháp.  Cho nên nụ cười của các Phật tử chính là hoằng pháp.

Trong một thời gian rất ngắn nhưng thầy đã trao truyền cho các hành giả  bằng những ngôn từ rất đơn giản xuất phát từ trái tim với giọng nói ấm áp những bài học rất có ý nghĩa nhất là mỗi một người Phật tử phải trở thành người hoằng pháp cho chính bản thân mình.