CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34

Khóa tu:‘’Ngày An Lạc’’ lần thứ 34 ngày 10-12-2017 (23-10 Đinh Dậu) với hơn 800 hành giả đã về tham dự được trang nghiêm diễn ra tại chùa Giác Ngộ.

Chương trình pháp thoại vào buổi sáng do TT. Thích Minh Thành, UVTT HĐTS GHPGVN, Phó Ban Giáo dục tăng ni TW, Phó Ban Hoằng pháp TW, giảng viên HVPGVN tại TP.HCM phụ trách với chủ đề: "Niềm tin" .


Với 3 nội dung chính: (i) Niềm tin; (ii) Làm thế nào để nuôi dưỡng niềm tin; (iii) Niềm tin liên quan như thế nào đối với con đường trở về.

Thượng tọa đã dẫn câu chuyện ‘’Bà lão và dòng sông Hằng’’ để dẫn nhập cho bài pháp thoại để nếu chúng ta khéo soi dọi vào sẽ thấy bóng hình ta trong đó. Bạn cứ đi, cứ đi! Còn sống tháng nào, giờ nào, phút nào đi phút đó, không mất niềm tin. Lấy bà cụ trong câu chuyện để làm một ví dụ không hoàn thiện, một hình ảnh không hoàn chỉnh để mỗi người hoàn thiện hơn, hoàn chỉnh hơn đó là thông điệp màThượng tọa muốn nhắm tới.

Thượng tọa đã đi sâu phân tích chất lượng niềm tin trong đạo Phật đó là niềm tin vào đức Phật, tin vào giáo pháp, tin vào bản thể Tăng già và quan trọng nhất là tin vào chính mình, mình không tin nổi mình thì chắc chắn không tin vào ai hết. Vì vậy muốn xây dựng niềm tin thì hãy xây dựng niềm tin nới chính mình.

Để nuôi dưỡng niềm tin, Thượng tọa đã đưa ra 5 phương pháp để nuôi dưỡng niềm tin được sánh ví như gieo một hạt giống: 1) Phải lựa chọn đất (chọn môi trường, chọn bạn mà chơi); 2) Phải dọn cỏ, dọn rác; 3 ) Lựa hạt giống; 4) Chăm sóc, tưới tẩm, nuôi dưỡng (Tu tập bản thân); 5)Tập sống chết với niềm tin. 
Khi muốn trở về nơi chính mình phải buông bỏ dần, bỏ dần vọng tưởng thì con đường trở về sẽ hiện ra. Phải nuôi dưỡng niềm tin và thực tập nó thì niềm tin trở thành giác ngộ và sự giác ngộ là con đường trở về.

Chương trình Góc nhìn Phật giáo kỳ 12 ‘’Sau ánh hào quang dưới góc nhìn bây giờ và tại đây’’ diễn ra vào buổi chiều.


Qua câu chuyện “Sau ánh hào quang” của đài truyền hình HTV7, khách mời của chương trình này phải là những nghệ sĩ tên tuổi, đặc biệt phải có đời sống và sự nghiệp đáng ngưỡng mộ mà bất kỳ ai nghe qua cũng phải nể trọng. Đến khi tập 10 với nhân vật chính Lê Giang tố chồng cũ Duy Phương bạo hành thì ‘’Sau ánh hào quang’’ mới dậy sóng dư luận.

Chương trình được thực hiện qua MC. Thiện Tùng. Người chia sẻ vấn đề nhạy cảm này là TT. Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng HVPGVN tại TP. HCM, Trụ trì chùa Giác Ngộ, một người có rất nhiều kinh nghiệm tư vấn tâm lý và hướng dẫn tu học. Thượng tọa đã chia sẻ dưới cái nhìn của Phật giáo với các nội dung mà MC. Thiện Tùng đã đặt ra như sau:

Câu hỏi 1: Qua câu chuyện “Sau ánh hào quang” của diễn viên Lê Giang tố bị chồng cũ bạo hành đến mức ném cô xuống cầu thang đang bị chỉ trích và ném đá dữ dội đến mức HTV7 phải xóa bỏ Video clip trên Youtube. Vậy xin Thầy cho biết quan điểm ý nghĩa, mục đích, ý nghĩa và sự kỳ vọng của chương trình “Sau ánh hào quang”.

Câu hỏi 2: Thường giới nghệ sĩ mà ánh hào quang còn le lói được mời vào trong các chương trình “Sau ánh hào quang” rồi khán giả lại luôn muốn khai thác các góc khuất tạo nên hào quang của người nghệ sĩ ấy. Sau đó thì người nghệ sĩ lại hối hận, nuối tiếc khi đã nhắc đến những câu chuyện thâm cung bí bí sử của họ bị khai thác, xin Thầy cho ý kiến về vấn đề này.

Câu hỏi 3: Có người nói: ‘’Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả’’, theo Thượng tọa câu nói này và cách hành xử của nhân vật là anh Duy Phương và nhiều nhân vật bị oan ức hành xử có đúng không?

Câu hỏi 4: Thường là trong những gia đình đã ly hôn ai cũng muốn dành con cái về phía mình giống như một vũ khí liên minh. Thượng tọa có nhận xét gì về việc gieo rắc vào đầu con cái những góc nhìn tiêu cực về cha/mẹ của mình.

Câu hỏi 5: Từ câu chuyện ồn ào ‘’ Sau ánh hào quang’’, Thượng tọa có thể chia sẻ điều gì với khán giả hôm nay và người xem trên các trang mạng truyền thông đại chúng về thái độ cần ứng xử khi vợ chồng đã hết duyên phải chia tay?

Thượng tọa đã trả lời tất cả những câu hỏi dưới dạng phân tích trên cơ sở ứng dụng Phật pháp vào những vấn đề của câu chuyện đã làm thỏa mãn các hành giả đang nghe trực tiếp và qua online.

Cuối buổi chia sẻ, Thượng tọa đã gửi đi một thông điệp đến các hành giả và vài chục ngàn người đã theo dõi trực tiếp câu chuyện ‘’ Sau ánh hào quang’’ lần thứ 10 của HTV 7 nên có cái nhìn cảm thông với hai nhân vật trong câu chuyện. Vì cảm thông là một trong những ứng dụng của tâm từ bi để cho họ sớm vượt qua được sóng gió, hướng đến một tương lai tưới sáng cho họ và thông qua họ mang lại những niềm vui, nụ cười hạnh phúc cho những người khác.

Bất kỳ ai đang sống trong cơn lốc thị phi, ngoài việc đấu tranh được luật pháp tôn trọng quyền công bằng thì chúng ta đừng cường điệu hóa nỗi khổ niềm đau và cũng đừng bơm phồng cảm xúc để nỗi khổ niềm đau đó được trôi dần đi, đang lúc chúng ta chờ đợi công bằng đó đến với mình thì nỗi đau đó sẽ không có khổ. Còn đương sự vô tình hay cố ý đã nhớ không rõ hay nói hơi cường điệu hay lỡ lời thì cũng nên mạnh dạn đánh giá lại chính mình để từ đó về sau sẽ không lập lại. Đây cũng là cách mà đạo Phật gọi là chuyển nghiệp mở ra một ứng xử mới mà nó có giá trị thay thế là tắt lịm đi những gì không tích cực đã qua.

Một ngày tu tập đã mang lại rất nhiều giá trị lợi lạc cho những ai có mặt tại khóa tu.

Tin & Ảnh: Giác Hạnh Hoa - Trí Thắng

Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34 Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34 Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34 Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34 Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34 Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34 Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34 Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34 Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34 Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34 Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 34
Bình luận