CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

“Cái nhìn đúng đắn” - TT. Nhật Từ

Buổi sáng ngày thứ năm (ngày 29/04/2021) của khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên, hành giả được “mở con mắt tuệ” với bài “Kinh Chánh tri kiến” (trích trong “Kinh Phật cho người tại gia” do TT. Thích Nhật Từ soạn dịch). Tuy bài Kinh trải dài đến 16 trang giấy và không phải đọc một lần là hiểu nhưng TT. Nhật Từ đã giảng một cách ngắn gọn, vẫn thể hiện đầy đủ ý nghĩa cốt lõi để hành giả học được “cái nhìn đúng đắn” mà đức Phật đã dạy hơn 2500 năm trước.

 

Theo Thượng tọa, giá trị cốt lõi của đạo Phật là trí tuệ. Vì thế, Thầy luôn cho rằng: “Người có trí tuệ chắc chắn có đạo đức nhưng người có đạo đức chưa chắc có trí tuệ”. Nội dung của bài giảng tập trung vào 5 mảng chính, đó là: tuệ tri về hành sự với luật đạo đức, tuệ tri về làm chủ sự tiêu thụ, tuệ tri về giải quyết vấn nạn qua 4 chân lý thánh, tuệ tri về 12 mắc xích của sự sống, tuệ tri về các phiền não. Thông qua đó, Thượng tọa làm rõ các loại thức ăn chi phối con người như xúc chạm, tác ý, nhận thức; nguyên nhân chính của khổ đau chính là khao khát tính dục, khao khát tái sinh, và khao khát phi hiện hữu; sự sống của con người và động vật qua 3 chiều thời gian; luật tương duyên, tương tác của mọi sự vật hiện tượng trong đạo Phật, cũng như việc bác bỏ thế giới quan của chủ nghĩa duy thần, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật;...

 

Suy cho cùng, Bát chánh đạo chính là cách thức quan trọng nhất của đạo Phật để tháo gỡ những nỗi khổ niềm đau. Trong đó, chánh tri kiến lại là nội dung cốt lõi nhất để con người thay đổi cách nhìn nhận, có cái nhìn đúng đắn; từ ấy, vận hành được con đường đi cho chính mình.

 

Tin: Bảo Tiên

Ảnh: Ngộ Trí Thuận

 
“Cái nhìn đúng đắn” - TT. Nhật Từ “Cái nhìn đúng đắn” - TT. Nhật Từ “Cái nhìn đúng đắn” - TT. Nhật Từ “Cái nhìn đúng đắn” - TT. Nhật Từ “Cái nhìn đúng đắn” - TT. Nhật Từ “Cái nhìn đúng đắn” - TT. Nhật Từ “Cái nhìn đúng đắn” - TT. Nhật Từ “Cái nhìn đúng đắn” - TT. Nhật Từ
Bình luận