CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

TT. Nhật Từ trả lời vấn đáp trong khóa tu "Xuất gia gieo duyên" (lần 7)

TT. Thích Nhật Từ trả lời vấn đáp buổi tối trong khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên chùa Giác Ngộ sau giờ thiền tọa ngày 15-09-2020.

VẤN ĐÁP 15-9-2020: KHÓA TU XUẤT GIA GIEO DUYÊN LẦN 07
Tóm tắt: Ngộ Trí Viên

Câu 1: Kính bạch thầy, khi tọa thiền, con có những vọng tưởng và cảm giác khó chịu, con có tác ý để quay về hiện tại, quán tâm, quán pháp, vậy có chính xác không?

- Đáp: Khi tọa thiền, những người ít vận động trước khi tọa, mà ngồi gần 60 phút thì có cảm giác tê nhức, đó là điều bình thường, do đấy là cái đau vật lý khi mà bản thân đã vượt ngưỡng. Tại chùa Giác Ngộ, trong các khóa tu, thầy có giải thích rằng không nên đè nén và không cần thiết ngồi kiết già/bán già, mà quý hành giả có thể ngồi ghế. Mục tiêu của tọa thiền không phải là ngồi, mà trải nghiệm tỉnh thức dựa trên nền tảng làm chủ cảm xúc, tâm, pháp… Người may mắn có sức khỏe tốt thì có thể ngồi 3h, nhưng người yếu thân thì có thể có khung chương trình tu học phù hợp, vừa vặn với khả năng của bản thân mình. Bên cạnh đó, sau những thời khóa tu tập, hành thiền thì có thể tập những bài tập thư giãn cơ bản để không bị chèn ép cơ bắp.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, có tình huống một người bị kiệt sức khi tọa thiền dễ bị hôn trầm khi hành thiền, và điều đó là không thể thay đổi được, do đồng hồ sinh học bị mất cân bằng. Còn đối với trường hợp bị hôn trầm do thói quen thì có thể nhìn vào ánh sáng, thiền đi, chạm 2 đầu ngón tay cái, mở mắt, phất thủ v.v…

Các trung tâm thiền rất kỹ về thời lượng hành thiền, chẳng hạn 40 phút tọa thiền thì có 30 phút thiền hành để thay đổi tư thế mà không gây tác dụng phụ trong quá trình tu tập.

Do đó, khi sự đè nén vọng tưởng và ảo ảnh đạt giới hạn, sẽ có những sự cố xảy ra. Còn trạo cử có 2 ngữ cảnh: trạo cử thân và trạo cử tâm. Mấu chốt nằm ở việc chuyển hóa trạo cử tâm, vì trạo cử thân có thể xảy ra khi thiền hành, hay do các điều kiện đặc biệt theo địa phương, thời tiết, quốc gia.

Câu 2: Khi con tọa thiền trong thiền đường, không khí rất mát, con quán niệm hơi thở, chú tâm nơi bụng. Nhưng sau 1 thời gian cơ thể con ngứa ngáy như có kiến bò, nóng lên, hơi thở gấp gáp, đấu tranh tư tưởng… và con khó vượt qua vấn đề đó. Mong thầy chỉ dạy cho con ạ.
- Đáp: Khi chú tâm sai cách sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu trong tâm. Khái niệm “đặt niệm trước mặt” trong Kinh tứ niệm xứ nghĩa là đặt tâm vào đầu mũi. Trước khi hành thiền mà bản thân có mất ngủ, dung các chất kích thích sẽ dẫn đến cảm giác ngứa, nóng, tư duy hỗn loạn khi hành thiền một chút. Còn nếu không, những hiện tượng tâm lý đó chỉ là ảo ảnh tạm thời, và hành giả có thể xoa bóp các huyệt trên cơ thể để lưu thông khí huyết.

Ở các trung tâm tu học, TRONG CÁC KHÓA THIỀN 7 NGÀY, KHÓA TU XUẤT GIA GIEO DUYÊN từ sáng đến tối quý thiền sinh sẽ không có nổi thời gian để suy nghĩ việc này, việc kia. Nhưng đó chỉ là một chương trình tu học trong khóa tu 7 ngày, 5 ngày, chứ nếu tu vài tháng, vài năm thì không thể nào căng như vậy được, vì. Sở dĩ, khóa tu thiết kế nhiều thời khóa như thế để thiền sinh CHUYÊN TÂM TRONG VÒNG THỜI GIAN NGẮN, mà thiền sinh lầm tưởng tu lâu dài sẽ như thế, nên về nhà thì “tu gắt củ kiệu”. Vì vậy, không nên đè nén cảm giác.

Câu 3: Kính thầy, thầy có dạy trong ngày tu đầu tiên là không truy tìm quá khứ, không ước vọng tương lai, quán chiếu trong hiện tại. Nhưng các trải nghiệm, hình ảnh, thói quen, cảm thọ trong quá khứ của con trỗi dậy khi thực tập, vậy có cách nào để khống chế trải nghiệm quá khứ không?
- Đáp: Mấu chốt là khống chế và nỗ lực khống chế. Đó là cách xử lý sai của người nữ, do đó dẫn đến nhiều phản ứng trái chiều. Ví như chặn một con suối đang chảy thì nước sẽ chảy tràn. Người tu chỉ cần thay thế thay vì khống chế ký ức quá khứ (vì nó cần được ngủ yên). Nguyên tắc căn bản của thay thế là an trú, tập trung vào đề mục hiện tiền, và khi tâm đã có đề mục để an trú thì không còn chỗ cho ký ức ùa về.

Ví như khi tay cầm micro để dẫn chương trình, thì 1 tay còn lại không thể viết hóa đơn. Ví như khi miệng ngậm singum thì tâm không thể nghĩ đến cơn nghiện thuốc lá. Từ nguyên lý này, Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) đã viết nên 40 đề mục thiền chỉ (samadhi) để hành giả đặt tâm trên đề mục thiền để an trú vững chải, chính vì thế mà tâm không có vọng niệm trỗi dậy. Nhưng đó là phương pháp “chữa cháy”, nếu tu tập lâu dài mà muốn có hiệu quả thì cần có “buông xả”: buông xả những sự chấp mắc vào việc này, việc kia, người này, người nọ, buông xả những sự bất thiện cảm với cá nhân/nhóm/tổ chức...

Câu 4: Bạch thầy, khi con tọa thiền 15 phút trở đi, các đầu ngón chân của con bị tê, khoảng chừng 5, 10 phút sau bình thường trở lại. Vậy con bị vấn đề gì ạ?
- Đáp: Khi tọa thiền mới được 15 phút mà bị tê đầu ngón chân là do bị thoái hóa đốt sống L4, L5 ở cột sống. Để vượt qua cảm giác tê ở mắt cá chân, 10 đầu ngón chân, hãy duỗi chân, gập 10 đầu ngón chân để máu lưu thông từ não về. Tuyệt đối không gượng gạo cho qua cảm giác tê này vì lý do phước báu, trạo cử...

Đức Phật không khích lệ tọa thiền lâu để chuyển hóa, chứng quả, vì ngồi thiền không thể giác ngộ, vì đạt được chánh niệm và nhập chánh điện do quán cảm thọ, tâm ý, tư duy trong tâm. Nếu cảm giác đau, tê xuất phát từ thoái hóa đốt sống lưng thì hãy nhiếp tâm SAU KHI GẬP DUỖI 10 ĐẦU NGÓN CHÂN thì hãy thay đổi tư thế hành thiền từ tọa thiền sang thiền hành (thiền đi). Thật ra, yếu tố sức khỏe là một nguyên nhân, có người lớn tuổi ngồi lâu mà vẫn bình thường.

Câu 5: Bạch thầy, con 61 tuổi có thể xin tập sự xuất gia tại Chùa Giác Ngộ được không? Trong khi tọa thiền, con có thể niệm Phật được không?
- Đáp: Đức Phật thuở tại thế có độ Ngài Tu-bạt-đà-la là đệ tử xuất gia lớn tuổi nhất (80 tuổi). Sau này, các trường phái Phật giáo có quy định độ tuổi xuất gia tối đa.

Thường thì người xuất gia lớn tuổi ý thức cuộc đời chẳng còn mấy nên tu gắt gao, mà nếu không biết cách nhiếp tâm thì có thể khởi tâm ngã mạn do ỷ mình tu tập nhiều hơn người trẻ.

Ở tuổi ngũ tuần, lục tuần thì con người có nhiều thói quen, tật xấu ăn sâu, khó dứt hơn khi còn trẻ. Phải chịu khó chuyển hóa thì mới tháo gỡ được các nghiệp phàm.

Câu 6: Bạch thầy, con có nghe rằng không có địa ngục, thế ngài Mục-kiền-liên Bồ-tát xuống địa ngục cứu mẹ là như thế nào?
- Đáp: Thầy đã giải thích 30 lần về câu hỏi này. Để thiết thực hơn trong lần trả lời này, địa ngục có hay không chả quan trọng, mà quan trọng là nhân quả hiện tiền mà chúng ta gieo tạo – thọ nhận. “Địa ngục” trong triết lý Phật giáo là nghiệp quả bất thiện dẫn đến khổ đau, mà khi khổ đau do thọ nghiệp thì chúng ta đã ở trong địa ngục rồi đấy. Cho nên, khi mình còn trẻ, còn khỏe, còn minh mẫn thì hãy làm việc tốt trong khả năng, mà đừng hẹn ước với tương lai sẽ làm điều tốt.

TT. Nhật Từ trả lời vấn đáp trong khóa tu "Xuất gia gieo duyên" (lần 7) TT. Nhật Từ trả lời vấn đáp trong khóa tu "Xuất gia gieo duyên" (lần 7) TT. Nhật Từ trả lời vấn đáp trong khóa tu "Xuất gia gieo duyên" (lần 7) TT. Nhật Từ trả lời vấn đáp trong khóa tu "Xuất gia gieo duyên" (lần 7) TT. Nhật Từ trả lời vấn đáp trong khóa tu "Xuất gia gieo duyên" (lần 7) TT. Nhật Từ trả lời vấn đáp trong khóa tu "Xuất gia gieo duyên" (lần 7) TT. Nhật Từ trả lời vấn đáp trong khóa tu "Xuất gia gieo duyên" (lần 7) TT. Nhật Từ trả lời vấn đáp trong khóa tu "Xuất gia gieo duyên" (lần 7) TT. Nhật Từ trả lời vấn đáp trong khóa tu "Xuất gia gieo duyên" (lần 7) TT. Nhật Từ trả lời vấn đáp trong khóa tu "Xuất gia gieo duyên" (lần 7)
Bình luận