CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác

Tiếp tục chuyến hoằng pháp đầu năm, sáng ngày 03/02/2023, TT. Thích Nhật Từ, Uỷ viên Thường trực HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Trụ trì chùa Tượng Sơn đã có buổi pháp thoại ý nghĩa trong khuôn khổ lễ cầu sức khỏe đầu năm tưởng nhớ đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại chùa Tượng Sơn (Thôn 1, Xã Sơn Giang, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh) với đề tài "Y đức của Hải hượng Lãn Ông Lê Hữu Trác"/

Tại buổi pháp thoại, Thượng tọa giảng sư đã đề cập đến các loại sức khỏe mà mỗi người cần quan tâm chăm sóc, bao gồm: Sức khỏe thể chất, sức khỏe cảm xúc, sức khỏe tâm trí (sức khỏe tinh thần). Nắm vững cách phân loại sức khỏe cùng những nội hàm của nó và ôn đi ôn lại nó một cách thường xuyên thì chắc chắn một đời sống khỏe mạnh về cả vật chất và tinh thần sẽ được thiết lập trong đời sống hiện tại.

Nhắc lại một số quan niệm về ngành y của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Thượng tọa giảng sư khẳng định “y học không chỉ là nhân thuật mà còn là phép thử cho lương tâm và phẩm giá của người thầy thuốc”. Theo đó, cốt yếu của y học chính là “chữa bệnh cứu người, giúp đời”, những ai xa rời cốt yếu này mà chạy theo các giá trị vật chất và tiền bạc không khác gì một loại giặc cướp.

Cũng nhân đây, TT. Thích Nhật Từ bóc tách “8 chữ” phản ánh thuật y đức mà Hải Thượng Lãn Ông thường đề cập gồm: Thứ nhất, chữ nhân. Chính là lòng nhân ái (theo Đạo Nho) và lòng từ bi (theo Đạo Phật). Thứ hai, chữ minh. Chính là sự sáng suốt, minh định. Thứ ba, chữ đức. Chính là phẩm chất đạo đức. Thứ tư, chữ trí. Chính là hiểu biết sâu, thấu đáo. Thứ năm, chữ lượng. Chính là tâm rộng lượng, không hẹp hòi. Thứ sáu, chữ thành. Chính là chân thành, thành tâm, thành thật. Thứ bảy, chữ khiêm. Chính là khiêm hạ, dễ gần gũi, dễ đồng hành. Thứ tám, chữ cần. Chính là cần cù, siêng năng, không bỏ cuộc, có quyết tâm phấn đấu lớn. Song song với các phẩm chất cần gìn giữ, Thượng tọa cũng nhắc đến các tật bệnh mà những người hành nghề y cần tránh xa như: Bệnh lười biếng, bệnh keo kiệt, bệnh tham lam, bệnh dối trá, bệnh dốt nát, bệnh mất nhân, bệnh hẹp hòi, bệnh thất đức.

Cũng nhân buổi pháp thoại này, Thượng toạ giảng sư đã dành thời gian lắng nghe, chia sẻ và giải đáp các thắc mắc của các Phật tử xoay quanh các vấn đề về tu học, các vấn đề liên hệ thực tiễn từ góc nhìn của Đạo Phật và cung cấp một số bài thuốc nam chữa trị các chứng bệnh đau nhức cơ bản. Qua đây, cung cấp cái nhìn tỉnh thức, giúp những Phật tử này có khả năng nhận chân, giải quyết những hoài nghi trên con đường học Phật tu nhân và cải thiện sức khỏe cho chính bản thân mình.

Ảnh: Ngọc Đông. Tin: Quang Tròn

Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác Pháp thoại y đức của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác
Bình luận