CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

ĐĐ. Thích Quảng Tịnh

Sau thời pháp thoại với chủ đề “Phẩm hạnh người tu” của TT. Thích Nhật Từ, ĐĐ. Thích Quảng Tịnh ban thời pháp thoại đến giới tử về: “Vào nhà Như Lai, mặc y Như Lai, ngồi tòa Như Lai”. Mở đầu bài pháp thoại, Đại đức nói đến đích của việc xuất gia, là thoát khỏi những ràng buộc của thế gian, là ra khỏi ngôi nhà phiền não của thế tục. Nhưng đi đâu cũng thế, chẳng bao...
Khóa Tu Tuổi Trẻ Hướng Phật 19: Tri Ân Những Bậc Thầy Cao Cả - ĐĐ. Thích Quảng Tịnh

Mở đầu chương trình tu học là thời kinh buổi sáng. Sau đó BTC đã cung thỉnh ĐĐ. Thích Quảng Tịnh, tăng đoàn chùa Giác Ngộ, là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Văn hóa Việt Nam tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đến với các bạn trẻ qua đề tài: “Tri ân những bậc thầy cao cả”.

Người xưa từng dạy: 

“Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng
Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”

Thâm ân dạy giỗ, giáo huấn của quý thầy, cô giáo đã dành cho mỗi người rất lớn. Ngày 20/11 mỗi năm, ta tri ân đến quý thầy cô, thiết nghỉ cũng nên hiểu thêm về lịch sử ra đời của sự kiện ý nghĩa và trọng đại này.

Thầy cô giáo là người đã ươm mầm cho bao thế hệ trẻ hướng đến tương lai, giúp họ tìm thấy ánh sáng nơi cuộc hành trình mang tên hạnh phúc. Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE). Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương, nói đến sự kỳ thị, xem thường các thầy cô giáo và khẳng định vài trò, vị trí quan trọng của họ. Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), Việt Nam chúng ta chính thức tham gia vào hiệp hội này với tổng cộng số nước tham dự là 76 thành viên. Năm 1958, toàn thế giới lấy ngày 20/11 làm ngày hiến chương nhà giáo và lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Nhầm nhớ ơn những người thầy, người cô, đồng thời tôn vinh giá trị thiêng liêng của những người đưa đò thầm lặng, suốt một đời tận tụy chở khách sang sông. Một đời sống vì sự nghiệp tươi sáng và tương lai phồn vinh của tuổi trẻ.

Nội dung bài giảng xoay quanh 4 chủ đề chính:

1. Ơn Tam bảo soi đường chỉ lối
2. Ơn mẹ cha sinh thành, dưỡng nuôi
3. Ơn Tổ quốc muôn đời che chở
4. Ơn chúng sanh vạn loại trùng trùng

Một ai đó đã từng nói: “Trước một trí tuệ vĩ đại tôi xin cúi đầu, nhưng trước một trái tim vĩ đại tôi xin quỳ gối”. Người thầy, người cô giáo hay thậm chí là người thầy hướng đạo, dẫn lối cho con người đến cõi bình an, hạnh phúc chân thật là những bậc ân nhân muôn đời tri ân tạc dạ.

Cha mẹ cho chúng ta hình hài trọn vẹn, thầy cô cho chúng ta tri thức và đạo đức làm người. Thâm ân ấy dù nói cả một đời, tri ân cả một đời vẫn không thể nào báo đáp được. Đều cần làm là chúng ta hãy sống tốt, sống hữu ích cho mình và xã hội. Không ngừng nổ lực, cố gắng vươn lên để mang hạnh phúc cho chính mình và thế giới. Hãy để chính mình cũng là người thầy vĩ đại nhất, bạn nhé!

Khóa tu Ngày An Lạc 24: Quán chiếu nỗi đau khi mất người thân - ĐĐ. Thích Quảng Tịnh

Buổi chiều cùng ngày, tăng đoàn chùa Giác Ngộ hướng dẫn quý hành giả thực tập ngồi yên, chánh niệm, thiền quán. Chương trình được tiếp nối do ban đạo ca chùa Giác Ngộ thực hiện. Sau đó, ĐĐ. Thích Quảng Tịnh quang lâm hội trường, đến với đại chúng qua thời thuyết giảng với đề tài: “Quán chiếu nỗi đau mất người thân”.

Với lối kể chuyện duyên dáng, ngôn ngữ chân thành, dí dỏm, thầy đã đưa đạo tràng đi từ cảm xúc này đến cảm xúc kia, có khi bật cười vì những điều bất ngờ thầy chia sẻ, cũng có khi xúc động ngậm ngùi. Sống ở trên đời, mấy ai không trãi qua nỗi đau từng mất đi những người thân yêu nhất của mình. Cảm giác đó rất tồi tệ, rất đau khổ, buồn thương. Có thể chúng ta đã từng học nhiều giáo lý, đọc và biết rất nhiều câu chuyện đức Phật giáo hóa cho những vị mất đi người thân yêu nhất. Tuy nhiên, khi chính bản thân mình đối mặt với những đau thương mất mát đó, bản chất của một phàm phu lại trổi dậy mãnh liệt nhất trong ta, và ta đau khổ, ta tuyệt vọng,… trách đời bất công với mình. Qua đó mới thấy rằng, mọi kiến thức, hiểu biết chỉ là phần tương đối, chỉ là bánh vẽ để ngắm nhìn mà thôi.

Học theo hạnh của Phật, hiểu sâu giáo lý, lời dạy của Ngài không hẳn là để đọc tụng hay thuộc lòng vanh vách, mà đều cần thiết nhất của mỗi chúng ta là phải biết thực tập. Phải quán chiếu được tánh vô sinh, bất diệt của vạn pháp. Khi đã nắm rõ thể tánh vô sinh bất diệt rồi, thì ta sẽ thấy chúng chưa bao giờ sinh, cũng chưa bao giờ diệt, chưa bao giờ đến và cũng chẳng bao giờ đi. Người thân người thương bên cạnh cuộc đời mình cũng vậy. Họ từ nơi không tồn tại mà đến, hiện hữu bên cạnh chúng ta một thời gian, đến khi hết duyên họ lại phải trở về với vị trí ban đầu khi chưa xuất hiện. Dẫu muốn hay không, chấp nhận hay không chấp nhận, buồn hay vui thì điều đó vẫn diễn ra như một định luật, không thể đổi thay, không thể cải biến. Quán chiếu được như vậy, thẩm thấu được như vậy thì nỗi khổ niềm đau, sự tiếc thương sẽ dần được chuyển hóa....

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Lý tưởng người xuất gia - ĐĐ. Thích Quảng Tịnh

Đến với khóa tu ‘’Xuất gia gieo duyên’’ lần thứ 2, ĐĐ. Thích Quảng Tịnh hiện đang là nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ Văn hóa học tại trường đại học KHXH&NV, với chủ đề bài pháp thoại: "Lý tưởng người xuất gia".

Các giới tử rất cảm động khi thầy lấy câu chuyện: ‘’Nó đi tu’’ .Đây là câu chuyện được kể lại của một vị thầy đã thành công trên con đường xuất gia làm nội dung minh họa cho nội dung bài pháp thoại. Xuất gia có 3 nghĩa: Xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia.