CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Gương sáng

Gương sáng Trần Trà My: Chưa từng đến trường, sử dụng một ngón tay để viết nên giấc mơ không thể nói lên thành tiếng của mình.
Chiều ngày 08-01-2023, chương trình Talkshow Gương Sáng được diễn ra vô cùng xúc động trong khuôn khổ khoá tu Tuổi Trẻ Hướng Phật định kỳ hằng tuần tại chùa Giác Ngộ. Tại đây, khách mời của Talkshow là nữ nhà văn Trần Trà My đã bày tỏ với các khán giả về những trải nghiệm trong cuộc sống mà chị đã trải qua với thân hình và giọng nói khiếm khuyết, đồng thời truyền nghị lực vươn lên chiến...
Nguyên Tùng: “Thành công và hạnh phúc từ tâm niệm biết ơn”
Chiều ngày 04-12-2022, các bạn trẻ được dịp chào đón và lắng nghe khách mời là Phật tử Nguyên Tùng, Diệu Thuỷ chia sẻ kinh nghiệm tu học, nguyên tắc sống, hướng nghiệp và hôn nhân viên mãn của anh chị trong chương trình Talkshow Gương Sáng thuộc Khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật tại chùa Giác Ngộ. Phần đầu buổi Talkshow, khách mời Nguyên Tùng trả lời câu hỏi về việc hướng nghiệp trong thời đại mới là chọn...
Gương Sáng 19: TS. Nguyễn Bá Hải

Buổi chiều cùng ngày, các bạn trẻ tại khóa tu được tham dự trước tiếp talk show gương sáng với nhân vật khách mời là TS. Nguyễn Bá Hải - Trưởng khoa Sáng tạo & Khởi nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Anh sinh năm 1983 tại Đông Sơn, Thanh Hóa trong một gia đình thuần nông. Anh thi đậu á khoa ngành Cơ khí động lực - Đại học Sư phạm Kỹ thuật năm 2001. Cuộc sống sinh viên khó khăn với nhiều nghề làm thêm từ bán đồng hồ mắt kính dạo, bán sách cũ, thợ gò hàn,... vừa làm vừa bắt đầu tự học mọi thứ từ tiếng Anh đến vi tính, sau đó anh tốt nghiệp Thủ Khoa ngành Cơ khí động lực và nhận được học bổng chính phủ Hàn Quốc du học chương trình sau đại học. Hoàn thành và báo cáo tốt nghiệp Tiến sĩ khi mới 28 tuổi với 5 phát minh sáng chế có tính ứng dụng cao được doanh nghiệp Hàn Quốc hỗ trợ kinh phí cho các dự án nghiên cứu cùng với giáo sư của mình. Tuy nhiên với mong muốn quay trở về cống hiến cho nước nhà, anh đã từ chối mức lương 5000USD/tháng tại Hàn Quốc và quay về VN nghiên cứu với mức lương 4tr/tháng.

Hiện tại anh đang là giám đốc kiêm giảng viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM từ năm 2006, sau đó phụ trách phòng thí nghiệm Cơ điện tử ô tô từ 2010 đến 2012. Phó bộ môn Điện-điện tử ô tô, Phó giám đốc TT Bồi dưỡng giáo viên và đào tạo nhân lực cao 2012-2013. Giám đốc Trung tâm Dạy học số 2014-2015. Sáng lập nhóm nghiên cứu ứng dụng Hocdelam Group từ khi còn học tại Hàn Quốc (2006) sau này chuyển thành nhóm nghiên cứu trọng điểm về Robot sinh học thuộc ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (2015).

Năm 2015, trong buổi gặp gỡ các nhà khoa học trẻ tiêu biểu tại Bộ Khoa học và Công nghệ ở Hà Nội vào ngày 11/9. TS Nguyễn Bá Hải thuyết trình và đã làm không khí cuộc gặp gỡ nóng lên bởi phần trình bày đầy nhiệt huyết xung quanh những ý tưởng nghiên cứu chế tạo kính dẫn đường cho người khiếm thị, máy pha cà phê, cho đến robot có thể dạy tiếng Anh và con đường đưa các sáng chế của mình vào cuộc sống phục vụ cộng đồng. Anh được đề cử Top 10 nhân vật truyền cảm hứng năm năm đó.

Tuy là người thành công, con đường học tập thăng tiến nhanh chống, nhưng anh cũng đã có lúc tuyệt vọng tận cùng và tìm đến cái chết. Rồi cũng đã có lúc anh muốn bỏ lại tất cả để vào chùa tu tập. Chính duyên lành gặp gỡ các nhà sư và bài học về con ông hút mật đã giúp TS Nguyễn Bá Hải tỉnh ngộ và tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ của mình cho cộng đồng.

Anh đã từ chối bán bản quyển phát minh Kính “Mắt Thần” dành cho người khiếm thị với giá 2.3 tỷ đồng để có thể phân phối chúng đến họ với giá gốc không lời. Sau 10 phút đối thoại mang tính lịch sử, TS Nguyễn Bá Hải đã thuyết phục thành công nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đầu tư 1 triệu USD cho việc phát triển sản phẩm này. Anh cũng đã sáng lập ra chuỗi lớp học 1 đô la nhằm truyền tải đam mê sáng tạo và nghiên cứu khoa học dành cho mọi người. Không chỉ dừng tại đây, còn có rất nhiều việc làm khác mang giá trị lợi ích dành cho xã hội và cộng đồng mà anh đã, đang và sẽ thực hiện. Anh là một tấm gương, một tấm gương sáng ngời cho bao thế hệ học trò nối gót.

Là một người ngưỡng mộ, yêu mến đạo Phật, TS Nguyễn Bá Hải luôn sống đúng với tinh thần lời dạy của đức Phật, áp dụng tư tưởng đạo đức, từ bi, khoa học vào đời sống hàng ngày. Luôn chọn những gì tốt nhất, có lợi ích nhất cho quần chúng, tuyệt đối không vì lợi nhuận, vì nhu cầu làm giàu cho bản thân. 

Buổi nói chuyện của anh đã tạo nên nguồn cảm hứng, ý chí vươn lên, động lực sống cho các bạn trẻ đang chập chửng bước vào cuộc đời. Hy vọng sẽ có nhiều bạn trẻ nghe được chương trình này để sống tốt hơn nữa cho cuộc đời của mình.

Gương Sáng 18: Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường

Với những tác phẩm công phu nhất trong hành trình hơn 30 năm, chụp hình các Ngôi chùa Việt Nam và hải ngoại của tác giả Võ Văn Tường đã để lại một kho tranh ảnh Phật giáo có một không hai và vô cùng quý giá. Với ý nghĩa đó, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã quyết định tổ chức Lễ Ra Mắt Và Xác Lập Kỷ Lục Guinness đến tác giả Võ Văn Tường và cũng là khách mời trong chương trình ‘’Gương Sáng’’ của khóa tu ‘’Tuổi trẻ hướng Phật lần thứ 18. 

Gương Sáng 17: Đầu bếp Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân

Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, bà là đầu bếp nữ nổi tiếng từng được mời sang Mỹ, Australia, Trung Quốc… để giảng dạy các món ăn Việt Nam, đặc biệt là món ăn chay thuần túy. Với phong cách dạy riêng biệt, cẩn thận chỉ dẫn, mạch lạc như cái cách của một người giáo viên đã từng có. Đặc biệt, đầu bếp này còn rất thu hút bởi một đôi mắt phúc hậu và hiền lành được tỏa ra từ bà.

Cơ duyên từ một nhà giáo dạy văn bỗng dưng bà lại là một đầu bếp, đó là cả một thời gian dài tới 9 năm đứng trước sự lựa chọn từ một cô giáo cầm phấn trở thành một người cầm chảo bắt nguồn từ việc phải cứu con (con trai bị bệnh tim) như bao bà mẹ khác. Những tháng ngày lưu lạc nơi xứ người của một người mẹ vì con đã nỗ lực để sinh tồn. Thật thú vị khi các bạn trẻ được nghe cái tên Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân là một đám mây nhiều mầu sắc và vì sao chữ Doãn của bà lại  có tên chữ Z.

Bà là một Phật tử nhưng lại lấy chồng là người  theo đạo Công giáo, bà cũng đi nhà thờ nhưng hai năm sau khi lấy chồng bà bỏ và đi quy y Phật với pháp danh Diệu Tịnh. Trước đây tính cách của bà là một sự hòa trộn và tính khí rất nóng nhưng bây giờ thì nhờ chữ Diệu Tịnh, nhờ thiền và sau khi con mất, lẽ vô thường trong cuộc đời bà thấy rất rõ. Nên không có gì là quan trọng mà phải điên nên. Bà không buộc tất cả những gì kể cả với người thân, chồng, con, người thân không buộc nữa. Ngoài những món ăn ngon phục vụ cho mọi người bà còn là một nhà từ thiện, bà từ thiện cho các em sinh viên cũng là nhân viên của mình.

Lời nhắn nhủ của bà với các bạn trẻ: Khi các bạn gặp phải những khó khăn trắc trở trong cuộc sống thì bản thân phải nỗ lực vượt qua, đừng bao giờ chông đợi và dựa vào người khác; Hãy sống xứng đáng bởi vì chúng ta là một con người. Sống biết buông bỏ bớt và đặc biệt các bạn dù làm  bất cứ việc gì thì tâm phải an và trí phải tịnh.

Gương Sáng 16: Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến

Các bạn trẻ đã được gặp gỡ Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến, nhà văn, nhà phiên dịch. Ông đã có hơn 60 đầu sách xuất bản. Đặc biệt ông đã được Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 chấp nhận cho dịch toàn bộ tác phẩm của Ngài.

ái tên Nguyễn Minh hay Nguyễn Minh Tiến trở nên rất quen thuộc và gần gũi với độc giả nhất là trong giới Tu sĩ, nhà nghiên cứu và gần đây là tầng lớp thanh niên, sinh viên, học sinh bởi ông là người đã hiệu đính, biên tập, soạn dịch hàng loạt cuốn sách nổi tiếng của Phật giáo như: Lược sử Phật giáo thế giới; Kinh Bi Hoa; Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh; Tứ Diệu Đế; Quy Sơn cảnh sách. Cùng những trang sách Ai làm khổ tôi, nắng mới bên thềm xuân, Hạnh phúc là điều có thật, Ai vào địa ngục…

Không ai vừa sinh ra có thể lựa chọn được nơi sinh ra của mình, các tu sinh đã được nghe nhà văn chia sẻ về tuổi thơ của mình. Ông đã lưu lạc khắp nơi, ông lưu lạc không phải vì đói nghèo mà vì những biến cố chiến tranh khắc nghiệt quá, mẹ ông chỉ muốn tìm một nơi yên ổn, bình yên hơn. Ông cũng như bao nhiêu người thời đó không có tuổi thơ yên ấm và được học hành như các bạn trẻ thời nay.

Mới 11-12 tuổi trong ông đã có một trăn trở: ‘’Nếu con người sinh ra và chết đi, thế thì ý nghĩa của quãng đời từ lúc chào đời và lớn nên rồi chết đi nó là cái gì, tại sao phải như vậy, sao mà nhạt nhẽo như thế?’’. Ông đã có một phản kháng khi cha mẹ bắt theo đạo Phật. Trong khi các bạn bè theo các tôn giáo khác mà cha mẹ lại chỉ bắt theo đạo Phật, biết đâu các tôn giáo khác lại dạy cho ông những điều hay hơn, tốt đẹp hơn. Bước ngoặc lớn nhất của cuộc đời ông là được ba gửi vào ở nội trú trong một ngôi chùa và từ đó ông có điều kiện tiếp xúc với đạo Phật và chính lúc đó, ông có nhiều cơ hội tiếp xúc với rất nhiều tôn giáo khác. Ông đã đọc rất nhiều sách và kinh sách của các tôn giáo kể cả Kinh Koran để từ đó ông so sánh chứ không chịu sự áp đặt như thế. Cuối cùng ông đã nhận ra rằng không có một tôn giáo nào, một giáo pháp nào lại khoa học và hợp lý như là đạo Phật. Từ đó ông đã quyết định theo đạo Phật mà không vì một sự áp đặt nào.

Ông đã hấp thu được một nền Hán học uyên bác từ người cha và đó cũng là một nét đặc biệt trong đời để rồi ông được đắm mình trong biển cả giáo pháp thiêng liêng của đức Phật. Từ đó ông đã âm thầm cống hiến không mệt mỏi những tác phẩm cho đời. ...

Gương Sáng 15: Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký

Suốt một đời cống hiến cho giáo dục và văn chương, nhưng không như những đứa trẻ khác khi tập viết chữ O như thông thường mà để viết được chữ O, người học trò Ngọc Ký đã phải rơi bao nước mắt và phải viết bằng một cây bút chì đặc biệt, ruột bút chì thì tròn, nhưng cán bút chì không tròn mà vuông, bởi có vuông khi kẹp vào chân mới không bị xoay vì trơn và cậu học trò đi học ngoài việc mang giấy vở còn là một tấm chiếu. Phải mất đến 2 năm trời cậu học trò Ngọc Ký  mới học xong lớp vỡ lòng.   

Biết về tuổi thơ và hành trình vươn lên trong cuộc sống của người thầy giáo, bất cứ ai cũng không thể kìm nén nỗi xúc động.

Người học trò Ngọc Ký mơ ước trở thành một nhà toán học, thế là ông lặng lẽ đi bộ 5km để tìm thầy xin những đề toán khó để giải. ‘’Ngày học, đêm học, thôi  thì mai đừng ăn nữa nhé, cứ học cho nó no’’, đó là câu nói của người mẹ khi thấy cậu học trò mê toán, đến nỗi đang ăn nhưng bỏ ăn để giải toán và kết quả say mê toán của học trò Nguyễn Ngọc Ký là giải thưởng toán quốc gia.  Ai cũng ngạc nhiên khi thấy một học sinh giỏi toán lại có bước ngoặc sang văn khoa. Khi đã trở thành một nhà giáo dạy văn. Viết văn cho thiếu nhi đã khó, dạy gì cho tâm hồn trẻ lại càng khó.

 Một nhà giáo đi dậy học thì viết bảng ra sao khi hai tay không thể cầm, nắm viên phấn, đó là cả một quá trình thí nghiệm, đã có rất nhiều cách thầy thử nghiệm trên lớp nhưng đều thất bại, thất bại hết lần này đến lần khác để rồi cuối cùng cũng tìm ra được một phương pháp mà thầy và trò thấy thích thú. Cũng giống như ước mơ làm sao dùng đôi chân để cắt được hoa giấy.

Cũng không có ai nghĩ rằng, người thầy giáo viết bằng chân khi đi dự Hội giảng người giáo viên dạy văn giỏi lại đạt giải nhất của tỉnh Hà Nam Ninh lúc bấy giờ....

Gương Sáng 14: Cư sĩ Minh Mẫn

Đến với chương trình‘’Gương sáng’’ là một  tên tuổi rất thân quen và nổi tiếng với  truyền thông Phật giáo đó là nhà báo Cư sĩ Minh Mẫn, với nhiều bài viết sâu sát với thực tế, mang tính giải pháp, hướng về hoằng pháp & giáo dục, giúp giới trẻ và giới tri thức hiểu đúng về giáo lý Phật-đà, v.v...

Mặc dù có cha mẹ, nhưng từ rất nhỏ ông lớn lên lại nương nhờ vào các mái chùa, không được học hành, mãi đến năm  1963 mới xin đi học, nhưng lại không có tiền đóng học phí. Ông sống bằng nghề chở hàng mướn … cuối cùng ông chọn con đường phụng sự cho Phật pháp đó là cầm bút viết.

Ông bảo, ông không biết viết văn từ bao giờ, chỉ biết lần đầu tiên ông viết là thơ từ giã cha mẹ để dưới bình sữa của đứa em.

Ông luôn luôn viết về mặt trái (phản biện). Theo ông, đối với một bài báo bao giờ cũng có người đồng thuận, cũng có người khó chịu. Nhưng quan trọng là làm bằng một tấm lòng xây dựng chứ không phải là phá. Đó là bảo vệ Phật pháp, xây dựng đất nước.

Là một người đã đi qua mảng truyền thông, ông đã nêu ra các khó khăn trong truyền thông nói chung và truyền thông Phật giáo nói riêng đó là cả một kỹ thuật và một nghệ thuật để viết một bài báo. Đối với bài báo viết về Phật pháp đòi hỏi phải trình bày chặt chẽ, có đối chứng có lý luận… Nghệ thuật thì không có nguyên tắc cố định, không ai dạy mà phải rèn luyện. Người cầm bút Phật giáo phải hiểu sâu về Giáo lý, về Hiến chương, về đời sống nơi Tăng bảo và nhất là phải có tâm. Làm bằng cái tâm có nghệ thuật, với ngòi bút sắc bén, một tinh thần thép và với tâm phụng sự thì mới thành công.

Ông luôn phải tự xét lại mình và luôn tự hỏi mình có sân hận không? Trả lời câu hỏi của MC. Xuân Hiếu về sự nổi tiếng của mình và tự hào về nghề cầm bút cho truyền thông Phật giáo. Ông nói:‘’Tự hào về cầm bút cho truyền thông Phật giáo thì không nên’’. Đương nhiên người cầm bút bên Phật giáo cũng có nhiều  nỗi niềm, khó khăn và trăn trở....

Gương Sáng 13: Cư sĩ Trần Đình Sơn

Các bạn trẻ đã có cơ hội được gặp gỡ một người mà ông có rất nhiều chức danh để   gọi là ‘Nhà’: Nhà cổ học; Nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa nghệ thuật;  Nhà nghiên cứu Phật học,  nhưng ông chỉ thích mọi người gọi ông như là một chức danh Cư sĩ. Đó là Cư sĩ Trần Đình Sơn một nhà trí thức có tâm với đạo Phật. Ông là Phó Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN.

Các tu sinh được nghe về nhân duyên trở thành Nhà cổ học thay vì theo tâm nguyện của mẹ là phải học nghề Y, thế mà ông lại say mê trở thành một nhà nghiên cứu sưu tầm cổ học, di chỉ khảo cổ qua buổi gặp gỡ đầu tiên với cố học giả Vương Hồng Sến.  

Là một nhà văn hóa nghệ thuật, với vốn sống khá phong phú khi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về văn hóa về Nho giáo, ảnh hưởng rất nhiều đến con đường nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Ông còn là một tác giả xuất bản rất nhiều cuốn sách về Văn học, nghệ thuật đặc biệt là những cuốn sách viết về cố Đô quê hương Ông. Các tu sinh được nghe ông chia sẻ thêm về vùng đất, về văn hóa, về con người xứ Huế. Đơn giản như văn hóa ăn uống; Văn hóa lời nói dân gian hay là lời nói trong nhà hoàng tộc…hay mảng văn hóa trong cung đình được đem ra ngoài dân gian.

Các tu sinh cũng rất thích thú khi được nghe Ông kể về cái thời còn nhỏ khi nhân duyên quy Y theo đạo Phật, nhất là ba tháng ở tại chùa cùng với mấy Chú tiểu. Khi trưởng thành, nhờ 3 tháng ở chùa và 5 điều phát nguyện khi quy Y lúc 15 tuổi trước Tam bảo đã giúp Ông vượt qua khi thay đổi nghề nghiệp, là hành lang ngăn ông đến với những thú vui hay quá đà trong lúc uống rượu… giúp ông giữ được những điều căn bản của người Phật tử cho đến hôm nay.

Là Phó Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, khi nói đến di sản của Phật giáo, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn có những quan điểm về di sản khi cũng cần phải xem lại cái gì là di sản cần phải duy trì bảo tồn toàn bộ. Chúng ta nên có quan điểm cho đúng về di sản chứ không nhất thiết cứ là di sản phải giữ gìn, có những cái chúng ta phải giữ gìn nhưng cũng có cái phải phá bỏ thay thế. Ông cũng lấy ví dụ như chùa Giác Ngộ, nếu cứ giữ gìn ngôi chùa Giác Ngộ cách đây 1100 năm  thì  không thể có ngôi chùa Giác Ngộ hiện đại ngày nay để phục vụ cho quần chúng tu học.

Ông cũng đề cập đến vài truyền thống hủ tục như đốt vàng mã, khói hương nghi ngút, thầy bà la hét om xòm hay là cỗ bàn linh đình, uống rượu say xỉn… Bản sắc Văn hóa cần phải giữ  gìn, tuy nhiên cũng phải thay đổi để phù hợp với lớp trẻ.

Khi chia sẻ ở góc độ hôn nhân khác tôn giáo cho các bạn trẻ ông khuyên: Nếu lập gia đình nên suy nghĩ và tìm hiểu cho kỹ đặc biệt nên đồng tín ngưỡng vì khi đồng tín ngưỡng sẽ giúp cho cha mẹ giáo dục con cái theo hướng tốt. Phật giáo không coi hôn nhân là bổn phận đối với tôn giáo, nên dễ bị thuyết phục cuối cùng bỏ đạo để đi theo tiếng gọi tình yêu. Nếu các bạn trẻ đã có hiểu biết về giáo lý đức Phật, có niềm tin vững vàng. Đừng ai, bắt buộc ai, phải theo tôn giáo của mình, dù đó có là người mà bạn muốn lấy làm vợ, làm chồng. Người nào áp đặt người bạn đời phải theo tín ngưỡng của mình, người đó rất là lạc hậu thì các bạn cũng không nên khổ đau vì mối tình đó.  Đó là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng chỉ vì mục đích danh lợi cá nhân.

Về hôn nhân đồng tính, Ông cũng chia sẻ, Phật giáo không đặt năng vấn đề hôn nhân đồng tính vì coi đồng tính là một giả tướng là nghiệp. Chỉ có một việc mà Phật giáo cấm là người đồng tính không được xuất gia, vì điều đó sẽ gây hiểu lầm và rắc rối cho việc khi ở với Tăng hoặc với Ni. Nếu nay mai có các cặp hôn nhân đồng tính xin làm lễ hằng thuận tại chùa thì nhà chùa vẫn làm lễ bình đẳng như các cặp đôi bình thường khác.

 Cuối cùng, ông hy vọng sẽ có các buổi gặp gỡ khác để trao đổi nhiều vấn đề trong các lĩnh vực khác sâu hơn.

Gương Sáng 12: GS. TS. Huỳnh Ngọc Phiên

Các bạn trẻ đã được vinh hạnh đón tiếp GS. TS. Huỳnh Ngọc Phiên nguyên là Hiệu trưởng Trường Công nghệ cao thuộc AIT từ 1999 – 2004. Giáo sư Huỳnh Ngọc Phiên từng là một nhà nghiên cứu, một nhà giảng dạy và là một doanh nhân. Hiện ông là Chủ tịch HĐQT công ty Amata Việt Nam.  Phó chủ tịch HĐQT công ty Amata Thái Lan. Ông có hơn 10 nghiên cứu báo cáo quan trọng chuẩn bị cho các dự án nghiên cứu đã thực hiện. Chủ biên hai cuốn sách: Stevejobs Sức mạnh của sự khác biệt’’ và ‘’Bí quyết thành công cho sinh viên’’.

Các tu sinh rất lý thú khi nghe Giáo sư chia sẻ  trong những năm còn là học sinh, ông rất say mê mônToán và Vật lý, coi làm toán như là một  niềm vui giải trí và luôn tìm các bài toán khó để xem mình có đủ sức để giải. Cho nên ông không thấy đó là một việc khó nhọc mà lấy đó làm một niềm vui. Giáo sư cũng sơ lược lý giải về sự lựa chọn ngày xưa và nay thì các em có nhiều sự lựa chọn hơn nhưng giáo sư vẫn muốn khuyên các em lựa chọn môn toán. Bởi vì, các em muốn đi xa trên con đường học tập nghiên cứu thì toán sẽ là một khí cụ không thể không có. Ngay những ngành như là kinh tế và những giải Nobel về kinh tế đều phải dùng toán học cao cấp. Cho nên các em phải tạo cho mình một nền tảng toán học vững chắc.

Bản thân Giáo sư đã đam mê học toán, nên khi học đại học có rất nhiều thuận lợi và nhờ đó ông đã thành công rất nhiều trên con đường học các ngành nghề khác. Giáo sư cũng chia sẻ với tu sinh về sự đam mê giải toán để các bạn trẻ ai sợ môn toán lấy đó để tham khảo. Các giáo viên chỉ cung cất kiến thức cơ bản còn các em phải tự học. Các môn học mang tính liên tục thì phải học ngay từ đầu ví dụ như môn toán… Thay vì sợ môn toán thì hãy thương nó, yêu nó. Cách học và phương pháp học môn toán là phải tự học là quan trọng nhất.  

Giáo sư luôn không hài lòng với sự học và không dừng lại ở đó mà ông tiếp tục học. Học để làm mới mình, học là niềm đam mê và trở thành Hiệu trưởng trường Công nghệ cao AIT một ngôi trường danh giá mà không phải ai cũng làm được.

Lời khuyên cho các bạn trẻ để dẫn đến thành công:‘’Hãy thắp đuốc lên mà đi’’ và bí quyết để thành công với ba điều: Can đảm để khởi sự; Trung thành để tiếp tục; Hy sinh nếu cần thiết để đạt được mục đích.

Các tu sinh cũng được biết thêm Giáo sư ngoài việc là người giỏi toán, một giảng viên rồi có cơ duyên chuyển sang việc kinh doanh và là Chủ tịch HĐQT công ty Amata Việt Nam. Ở bất cứ lĩnh vực nào Giáo sư cũng tận tâm hết mình vì công việc và ông đã rất thành công khi tham gia bất cứ lĩnh vực nào.

Bên cạnh là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu, một doanh nhân, Giáo sư còn là một Phật tử. Năm 1955- 1956 lần đầu tiên Giáo sư tiếp xúc với các chú tiểu và lần đọc kinh sách đầu tiên có một câu mà Giáo sư vẫn nhớ đến bây giờ đó là: ‘’Tránh làm điều dữ, nguyện làm việc lành’’. Ông cho rằng ông là một người rất may mắn nên khi có cơ hội chia sẻ cho người kém may mắn Giáo sư sẵn sàng chia sẻ.

TT.Thích Nhật Từ thay mặt cho Tăng đoàn chùa Giác Ngộ  có đôi lời vắn tắt nhận xét về Giáo sư TS. Huỳnh Ngọc Phiên: là một sinh viên xuất sắc tại Thái Lan sau khi học xong được giữ lại làm trợ giảng sau đó là giáo viên chính thức, Tiến sĩ, Phó giáo sư và Giáo sư. Cuối cùng làm lãnh đạo chính ngôi trường mình đã học. Điều đó cho thấy chất xám Việt Nam không thua kém gì chất xám so với các nước trong khu vực, khi có môi trường thích hợp thì chất sám đó sẽ được tỏa sáng.

Gương Sáng 11: Giảng viên Tô Nguyên Châu

Có lẽ trong các video clip về gương sáng thì đây là một video clip từ hình ảnh, đến lời bình, nhạc nền và giọng người truyền tải đã làm nên một video clip làm xúc động lòng người.

Sinh ra và lớn lên cũng như bao trẻ thơ khác với hình hài đầy đủ, có cả cha và mẹ nhưng biến cố năm 10-11 tuổi thì thị lực mờ dần, nhưng  khi cha mẹ biết được thì đã quá trễ.  Mặc dù được cha mẹ hết mực thương yêu chạy chữa nhưng đôi mắt cậu bé Nguyên Châu ngày ấy ngày càng mờ hẳn và không còn nhìn thấy gì nữa.

Cậu bé Nguyên Châu  bắt đầu tới trường cùng với các bạn đồng cảnh ngộ đó là ngôi trường dành cho người khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu và chỉ sau một năm, Thầy đã nỗ lực để quay về trường học dành cho các học sinh sáng mắt, trường Hoàng Văn Thụ.

Trong các kỳ thi Thầy luôn có thành thích đứng đầu toàn trường suốt 3 năm học Trung học phổ thông tại trường Nguyễn Văn Linh. Với thành tích học tập xuất sắc Thầy đã được tuyển thẳng vào trường đại học Sư phạm TP.HCM.

Đặc biệt, thầy giáo còn là một kỳ thủ trong bộ môn cờ Vua, với thành tích đáng nể, Thầy  đã đạt nhiều huy chương vàng về cờ Vua cho người khiếm thị.

Tin học là một bộ môn khó ngay với cả người sáng mắt thế màThầy còn là một giảng viên trong bộ môn tin học. Với một đam mê đặc biệt về tin học, Thầy đã trở thành  nhà giáo giảng dạy cho các em khiếm thị. Ngoài ra Thầy còn sửa được máy tính, cài đặt chương trình trên máy tính cho người khiếm thị. Ngay trong chương trình, các tu sinh còn được Thầy  thao tác trực tiếp trên máy tính để giải đáp những thắc mắc của MC. Xuân Hiếu và các bạn tu sinh.

Thầy là 1 trong 10 giảng viên được dự án đưa tin học được tiếp cận với người khiếm thị do Microsoft bảo trợ.

Không có nơi nào đáng tin cậy bằng cha mẹ của mình, nếu mọi người có những khó khăn, trở ngại, vấp ngã  gì trong cuộc sống thì các bạn hãy tìm về với cha mẹ của mình. Đó là lời nhắn nhủ của thầy giáo Nguyên Trung cho các bạn trẻ.

Thông qua chương trình này, mong muốn và cũng là tâm huyết của Thầy giáo Nguyên Châu cho dự án tiếp cận dạy tin học cho người khiếm thị không chỉ riêng cho TP. HCM mà cho nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Bài học mà các bạn trẻ rút ra từ tấm gương sáng này là: tình yêu thương của cha mẹ, những nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh và luôn luôn nhìn sự việc theo hướng tích cực thì dẫu có trở ngại khó khăn đến đâu cũng sẽ thành công như nhà giáo Nguyên Châu, một người thầy mang tri thức đến với những người khiếm thị.

Gương Sáng 10: Luật sư Lê Thanh Sơn

Nhân vật khách mời trong chương trình "Gương sáng" là Luật sư Lê Thanh Sơn - Giám Đốc Văn Phòng Luật Sư AIC Lawyers & Consultants. 

Luật sư Lê Thanh Sơn đã có thời gian du học tại Mỹ và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp, từng được Phó Tổng thống Mỹ trao bằng công dân danh dự của nước này. Thế nhưng, ông vẫn quay về quê hương để cống hiến cho đất nước.

"Tôi rất xấu hổ khi được cho là gương sáng. Tôi chỉ cho mình là một người đi trước’’. Đó là lời chào rất khiêm tốn của Luật sư Lê Thanh Sơn với các tu sinh.

Luật sư cho biết: Thời của ông không có khái niệm nghề luật sư, nhất là ngoài Bắc và luật sư là một trong số đó. Nên nghề luật sư đến với ông chứ ông không đến với nghề luật sư. Ông bắt đầu học là Nông nghiệp, Sư phạm, Ngoại giao rồi mới đến Luật.

Các khóa sinh xúc động khi được nghe luật sư chia sẻ các kỷ niệm đáng nhớ khi đi học, khi hành nghề và nhất là nhân duyên  theo đạo Phật.

Ông đã từng theo học giáo lý bên công giáo và chuẩn bị làm lễ rửa tội thì trong một cơ duyên vô tình khi đi trên một chuyến xe, Luật sư đã được nghe bàì: Tuổi trẻ và đạo Phật. của TT. Thích Nhật Từ (nghe đến 7 lần). Khi đó ông mới nhận ra rằng mình không giỏi như đã nghĩ và tất cả các câu hỏi đều được thầy trả lời trong bài giảng này. Theo ông, các bạn mới là người thành công vì mãi gần 50 tuổi ông mới biết đến đạo Phật, các bạn còn rất trẻ đã biết đến đạo Phật’’.

Nghề luật sư là một nghề có nhiều người thù ghét bởi bào chữa thành công thì người thắng thích, bên thua cả nhà ghét. Hơn nữa nghề luật sư cũng tạo ra con người rất ích kỷ, ích kỷ hơn những nghề khác. Bởi, họ tự cho mình giỏi hơn người khác, vì giỏi hơn nên mọi người mới tìm đến, nhưng thực ra họ không giỏi, họ tự cho quyền được phán xét người khác…Luật sư Lê Thanh Sơn cũng từng cho mình là người như thế. Nếu ai gặp ông vào thời điểm trước khi ông đến với đạo Phật thì lúc đó ông là một con người chỉ có là tôi, cái tôi là nhất không có ai ngoài cái tôi.

Nghề luật sư là nghề rất trăn trở, day dứt, trong muôn vàn cái khó của nghề luận sư, ông đã lấy hai ví dụ cho một thân chủ buôn bán ma túy và  hình ảnh về một vụ ly hôn khi hai vợ chồng đòi chia gia tài là chiếc bàn có 3 chân và hai đứa trẻ ôm nhau trước cổng tòa án đó là hình ảnh đã ám ảnh ông cho đến bây giờ. Ông thề rằng sẽ không bao giờ bào chữa cho những vụ ly hôn mà chỉ tham gia hòa giải miễn phí. Ông cũng cho biết  mỗi khi có vụ mời hòa giải ông đều có điều kiện cho cả vợ và chồng  phải nghe đĩa VCD của TT. Thích Nhật Từ về hôn nhân trước khi ông nhận lời hòa giải. Năm 2015 là 13 vụ và 2016 là 16 vụ ông hòa giải thành công.

Ngoài ra, ông còn có rất nhiều đóng góp cho cộng đồng và làm Phật sự tại các chùa.

Trước khi kết thúc buổi trò chuyện, luật sư đã có vài lời khuyên với các bạn trẻ để các bạn có thêm kinh nghiệm trên con đường lập nghiệp và trong cuộc sống:

i) Xây dựng cho bạn một hướng đi đúng;

ii) Có ý chí, nghị lực vượt qua mọi trở ngại để thực hiện bằng được mục đích mà mình hướng tới.

iii) Tư duy đúng, phương pháp đúng và kỹ năng đúng, kết hợp với 40% là may mắn (tức là phước).

iv) Hãy trở thành người tử tế (mỗi ngày cố gắng làm một việc tử tế).

"Cám ơn bạn, nhờ có các bạn! đã tạo cho tôi có chút phước khi tôi được có mặt ở đây để chia sẻ với các bạn’’. Đó không chỉ là lời cám ơn thông thường mà còn là một lời khuyên đến với các bạn trẻ là hãy cùng nhau tạo phước.

Gương Sáng 9: TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Nhân vật mà các bạn trẻ được trực tiếp gặp gỡ đó chính là TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Thái Hà Books. Ông đã từng đi và làm việc tại 41 quốc gia, 12 năm quản lý cho FPT, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty sách Thái Hà. Anh là người kiếm được 1 triệu USD trước 30 tuổi. 

Có thể các bạn đã nghe báo chí nói rất nhiều về anh, một doanh nhân thành đạt, vươn lên từ khát vọng vượt qua sự đói nghèo, cơ cực để tạo dựng cho mình thành công trong sự nghiệp, vị "tiến sĩ của văn hóa đọc" ... và anh còn là một tu sinh, một thiền sinh, một thí sinh thi vào ngôi trường Giác Ngộ. Hôm nay, tại chương trình này chúng ta còn  biết đến anh ở ba góc độ khác nữa. Đặc biệt, các tu sinh sẽ nhận được những lời khuyên hoặc tư vấn hay truyền lửa từ anh cho các bạn trẻ trên bước đường lập nghiệp.

Anh cho biết vừa bay từ nước ngoài về tối qua và hôm nay có mặt ở đây chỉ để gặp các bạn vì ngày mai anh lại bay ra nước ngoài.

Lời khuyên đầu tiên của anh với các bạn trẻ là hãy tự lập từ khi bắt đầu học mẫu giáo và các bạn nào là sinh viên mà còn bắt bố mẹ nuôi thì hãy về nói với bố mẹ rằng:   ‘’xin không cho bố mẹ nuôi con nữa’’.

Với anh chỉ có: Đam mê! Đam mê! Vượt khó! Vượt khó! Đó là con đường đi đến sự thành công cho chính anh và tất cả mọi người‘’.  Theo anh, phần lớn cơ hội trôi đi mà các bạn không biết, không ai thèm cúi xuống nhặt, các bạn trẻ phần lớn bỏ qua cơ hội. Bí quyết làm giầu của anh mà nhiều bạn trẻ rất muốn biết đó là: i) Kiếm được tiền từ rất nhiều người, mỗi người một chút xíu. ii) Chơi với người cực kỳ giầu có.

Anh cũng tư vấn cho các bạn sự chuẩn bị để trở thành một công dân toàn cầu, một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm vươn ra thế giới thì các bạn cần phải biết rất rõ con đường mình phải đi( định hướng) và phải làm bằng được là: i) Phải học tiếng Anh; ii) Phải tự tin; iii) Phải giỏi chuyên môn.

Ở góc độ thứ 2: Anh cũng muốn nói với các bạn có  2 mảng anh rất chú ý là Y tế và Giáo dục nếu ai muốn đi cùng với anh. Anh đã truyền cảm hứng đọc sách cho cả giảng đường và chia sẻ tóm tắt kỹ năng đọc sách siêu tốc và những bí quyết về đọc sách: ‘’Sinh ra để đọc sách; Sinh ra để đọc sách’’ Hay say mê facebook thì hãy say mê đọc sách. Tất cả mọi người nên đọc sách và áp dụng vào trong cuộc sống của mình.

Anh cho biết anh đang theo đuổi hai dự án hoạt động cộng đồng rất ý nghĩa: mang sách vào nhà tù và đọc sách mỗi ngày 10 phút ở tất cả trường học. Thật logic khi nghe anh giải thích cặn kẽ về hai dự án này.

Ở góc độ thứ 3 cũng vô cùng lý thú khi được biết anh trở thành người con Phật  anh cũng chia sẻ về 5 đặc điểm về đạo Phật thật( không phải đạo Phật rởm) rất sâu sắc. Anh cũng gửi lời biết ơn đến TT. Thích Nhật Từ đã dịch những bản kinh rất sâu sắc dành cho các bạn trẻ và khuyên các bạn nên bắt đầu bằng kinh Phật từ gốc dễ( kinh Phật Kynaya). Nếu các bạn không có thời gian nghiên cứu thì hãy tìm đọc Kinh Phật cho người tại gia do TT.Thích Nhật Từ biên soạn. 

Gương Sáng 8: Đạo diễn Phượng Hoàng

Khách mời trong talkshow Gương Sáng lần thứ 8 của khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật là đạo diễn Phượng Hoàng.

Khép lại chương trình “Gương sáng” kỳ 8, khóa tu cuối cùng của năm Bính Thân, chúng ta lại chào mời những tấm gương sáng ngời trong đạo đức và nhân cách sống thông qua những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của khách mời sẽ làm những chiêm nghiệm, những kiến thức quý báu để các bạn trẻ góp nhặt cho mình hành trang để bước vào đời lập nghiệp tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Và khách mời của chương trình gương sáng kỳ 8 ngày 15/1/2017 là đạo diễn Nguyễn Phượng Hoàng - Giám đốc công TNHH Phim Phượng Hoàng.

Suốt cả buổi trò chuyện là những cung bậc thoải mái bởi hiện diện trước đại chúng là một Phượng Hoàng mộc mạc và dung dị trong từng hành động và lời nói, giọng trầm ấm, điềm tĩnh khác hẳn về một hình ảnh hay la hét, cau có và khó chịu mà mọi người vẫn hay nghĩ về đạo diễn, có lẽ chất Phật trong con người của một đạo diễn đã có mấy mươi năm đóng góp và xây dựng cho Phật giáo trở nên thật khác biệt. Cuộc sống ai rồi cũng sẽ có những lúc thăng trầm nhưng điều đọng lại trong tôi cũng như mọi hành giả trẻ là nhiệt huyết và kiên định của một người luôn khao khát và hướng đến sự thành công bằng con đường nổ lực chân chính, cống hiến cho đời không mệt mỏi. Ngoài ra anh cũng được biết đến là những nhân tố đầu tiên đưa loại hình video ngoại cảnh vào Việt Nam dành cho những ai không có điều kiện gặp gỡ hay đến các rạp để xem thì họ cũng có thể xem tại nhà. Vậy là sau hơn 36 năm làm nghề, đạo diễn Phượng Hoàng đã sở hữu cho mình một bộ sưu tập khổng lồ những đứa con vô giá với hơn 500 sản phẩm video Phật Giáo, hàng trăm thước phim tài liệu về văn hóa ẩm thực Việt Nam, với những tác phẩm lớn được đông đảo mọi người đón nhận có thể kể đến Vương Thuý Kiều; Sau Những Giấc Mơ Hồng (1992); Bước Chân Xuất Thế; Đạo Vàng Muôn Thuở; Trường ca Kinh Pháp Cú; Trường ca Kinh Kim Cương; Trường ca Phật Hoàng Trần Nhân Tông; Thả Một Bè Lau; Bài Học Ngàn Vàng; Phật Tích Lưu Truyền; Diệu Lý Nhiên Đăng... Và đặc biệt là bộ phim truyện Phật Giáo sắp chiếu " Công Chúa Da Du Đà La” sẽ công chiếu vào lúc 19 giờ ngày 21/01/2017 ( 24 tháng chạp năm Bính Thân) tại chùa Phổ Quang – Tân Bình.

Vậy là xuất thân là một diễn viên sân khấu cải lương của gia tộc Bầu Thắng Minh Tơ nổi tiếng khắp Sài Gòn, thông minh và nhạy bén, đồng thời ý thức được việc lưu giữ và tạo dựng những sản phẩm “để đời” cho sân khấu, cho Phật Giáo đã thôi thúc anh chàng Phượng Hoàng đeo đuổi nghiệp đạo diễn, dù phải trải qua nhiều khó khăn, thăng trầm trong nghề nghiệp nhưng với một niềm tin, một ý chí kiên định không bỏ cuộc đã giúp anh bám trụ và tỏa sáng trong nghề nghiệp của mình. Thông qua câu chuyện về đạo diễn Phượng Hoàng, Ban Tổ Chức chương trình hy vọng quý hành giả trẻ sẽ tìm cho mình được những bài học riêng cho bản thân, từ đó góp nhặt làm hành trang trong việc xây dựng tương lai của mỗi người.

Gương Sáng 7: Bác sĩ TS. Đỗ Hồng Ngọc

Thật may mắn và hạnh phúc khi các tu sinh được gặp gỡ với một nhân vật  mà báo chí đã dành nhiều ngôn từ hoa mỹ để ngợi ca ông. Đó là Bác sĩ, TS. Đỗ Hồng Ngọc, tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn 1969, chuyên khoa Nhi, tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ và Giáo dục sức khỏe tại CFES, Paris, nguyên Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 và giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Dược TP.HCM, Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe, Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế thành phố.

Mặc dù biết đạo Phật từ nhỏ nhưng chỉ sau biến cố bị tai biến não cách đây gần 20 năm. Khi đó bạn bè ông đã cho ông rất nhiều thuốc nhưng ông biết bệnh của ông cần chữa thuốc gì, bởi thuốc thì trị được chỗ này nhưng lại hại chỗ kia. Ông đi tìm cuốn Bát Nhã tâm kinh  và rất nhiều cuốn kinh sách Phật khác ông đã ứng dụng đạo Phật vào  trong việc chữ trị bệnh và thấy rõ hơn về cuộc sống.

Theo ông Bác sĩ chỉ trị được bệnh đau, không trị được bệnh khổ, còn đạo Phật thì chữa được bệnh khổ và hoạn nạn. Ông coi đức Phật là một Y vương( ông vua của Y khoa). Ông thường dạy cho các sinh viên Y khoa và nhắn nhủ các em là một người thày thuốc, phải tìm một phương cách chữa trị bệnh tâm, bệnh thân thì mới thành công trong việc điều trị cho người bệnh.

Mọi người không chỉ biết đến ông là một thầy thuốc giỏi, ông còn là một  nhà văn, nhà thơ, nhà viết sách, vẽ tranh. Ông đã có 40 tác phẩm trong đó có 6 đầu sách viết về đạo pháp. Ông cũng giới thiệu đạo Phật và nồng ghép đạo Phật qua các tác phẩm của ông.

Ông cũng cho biết nhân duyên về việc học Y khoa, về sự đam mê viết văn và làm thơ. Ông coi một bên là nghề, một bên là nghiệp.  

Ông cũng khuyên mọi người khi có cơ hội thì các bạn trẻ phải học nhiều môn, ngành nghề, nhưng ông cũng nhắc lại câu ‘’Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh’’ tức là vẫn phải giỏi về một nghề, cũng không ai cấm làm bác sĩ mà không được làm thơ. Ông cũng mong rằng các bậc phụ huynh không nên ép buộc con em phải học nghề này, nghề kia mà hãy để các em theo đuổi những nghề mà các em đam mê thì dễ dẫn đến thành công hơn.

Cũng qua MC Xuân Hiếu, qua các câu hỏi trực tiếp của các bạn trẻ, ông cũng rất thoải mái chia sẻ cho các bạn trẻ về sống ảo, sống thử, sống thực về tình dục và giới tính. Theo ông, sống thử, quan hệ tình dục, mang thai ngoài ý muốn, cách ngừa thai,  nạo phá thai sẽ mang lại rất nhiều nguy cơ mà người phụ nữ  vẫn là người thiệt thòi nhất. Sống thử sẽ mang lại nhiều dằn vặt trong cuộc sống... ông cũng chia sẻ về cách ăn uống đúng cách.

Ông cũng khuyên mọi người không nên lợi dụng quá nhiều về truyền thông mà hãy quyết định tìm những điều hay và những lợi ích của các phương tiện hiện đại để ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Các bạn trẻ cũng rất lý thú khi ông chia sẻ dí dỏm về việc được làm bạn và nói chuyện với những người bạn mấy ngàn tuổi đó là các tác giả  viết các cuốn sách. Theo ông, đọc sách rất lý thú gấp rất nhiều lần xem phim. Đọc sách mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi để mở mang trí tuệ và tri thức.

Buổi chia sẻ được kết thúc bằng bài thơ do chính ông sáng tác năm 1965 tại một ca đỡ bé sơ sinh với tên gọi:“Thư cho bé sơ sinh” với giọng đọc của chính ông đã nhận được tràng pháo tay vang dội kéo dài của các tu sinh.

Gương Sáng 6: TS. Ngô Đức Vượng

Các tu sinh đã được gặp gỡ TS. GS. Sinh học lương y Ngô Đức Vượng, Giảng viên trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Nghiên cúu sinh tại Praha, Tiệp Khắc, phụ trách khoa Sinh, trường đại học Đà Lạt. Nghiên cứu viết sách và ứng dụng Đông y học cổ truyền, trâm cứu, năng lượng sinh học và thực dưỡng.  Ông được nhắc đến như là một nhà triết học về ẩm thực.

Qua sự dẫn dắt câu chuyện của MC Xuân Hiếu, các tu sinh đã được biết ông sinh ra trong lúc mà đất nước có tới hơn 2 triệu người chết đói, mỗi ngày ông phải đi học 5 km bằng chân đất, cùng với muôn ngàn các khó khăn khác.

Các tu sinh cũng biết đến ông thời trẻ là một người bệnh tật đầy người, khi đó ngay ông cũng không nghĩ là mình sẽ sống được quá tuổi 37. Ông là nhà khoa học chân chính, người lương y giầu kinh nghiệm, đã từng tự chữa bệnh cho mình. Ông là một người tiên phong trong y học đã tạo ra cho mình một nền y học riêng.

Ông cũng đề cao giá trị nhân văn và sức khỏe bền vững từ việc ăn chay, đặc biệt ông đã chứng minh cho mọi người thấy khi loài người có những nhận thức hết sức sai lầm là coi loài người sinh ra như một loại động vật ăn thịt, trong khi đó loài người sinh ra có cấu trúc vật lý là để ăn rau, củ, quả chứ không phải là loài động vật ăn thịt. Và càng sai lầm cho rằng ăn chay bị loãng xương, thiếu chất,v.v… Ông đã dẫn giải trên cơ sở khoa học lý hóa là không phải thế mà hoàn toàn ngược lại. Đó lại là một nhật định sai lầm nữa!

Ông cũng kể lại nhân duyên đưa ông đến với việc ăn chay từ năm 30 tuổi: “ tôi ăn chay bắt đầu bằng từ sự nói dối”.

Ông là một Phật tử có tu tập, có hành xử rất cao quí, chuyển hóa thân tâm rất tích cực, giúp ích cho cộng đồng và xã hội. Những cuốn sách do ông viết mà TT.Thích Nhật Từ đã nhận xét như một triết học, đưa ra những triết lý rất sâu sắc và Thầy cũng khuyên tất cả các tu sinh hãy lấy đó làm một tấm gương để noi theo.

Gương Sáng 5: Doanh nhân Trương Thị Thúy Nga

Đến với chương trình Gương sáng kỳ thứ 5 toàn bộ các khóa sinh đã có dịp gặp gỡ vị khách mời, chị là một nữ trí thức điển hình của thời đại trong thời kỳ đất nước xây dựng và đổi mới, chị Trương Thị Thúy Nga pháp danh Giác Phước An. Những kinh nghiệm  của ThS.Trương Thị Thúy Nga – Phó TGĐ NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam thật đáng trân trọng và học tập theo.

Phương châm làm việc của chị là: Lương thiện, trung thực, kỷ luật và thái độ tích cực. Qua sự dẫn dắt của MC. Xuân Hiếu, các bạn trẻ đã không chỉ biết đến một vị Giám đốc thành công ngoài xã hội, trong lĩnh vực tài chính mà còn biết đến chị về phương diện gia đình khi ở vị trí làm vợ, làm mẹ, làm con hiếu thảo với cha mẹ hai bên. Chị đã giáo dục và trao truyền cho các con chiếc chìa khóa tự lập từ nhỏ, tự lập nghiệp, không dựa dẫm tìm kiếm nâng đỡ con theo kiểu lợi ích nhóm, tự tìm học bổng và theo đuổi nghề nghiệp mà các con chị tự chọn. Ngoài việc trao truyền kiến thức mà chị còn xem con mình vừa là bạn vừa là người thầy khi con chị có lĩnh vực chuyên môn để so sánh. Đặc biệt, chị không vì lý do bận rộn, công việc nhiều mà lấy lý do không có thời gian chăm sóc người thân. Cũng nhờ nỗ lực của chị mà chị đã giúp cho mẹ chị từ không biết kinh Phật giờ thì thuộc kinh Phật còn nhiều hơn chị.

Đối với nhân viên, chị đưa ra chủ trương lấy tình thương làm chất xúc tác phát xuất từ trái tim và tấm lòng yêu thương làm cho danh giới giữa người lãnh đạo và nhân viên được gần nhau hài hòa và chị huấn luyện cho các nhân viên tính sáng tạo, điều đó làm cho công việc luôn đạt hiệu quả cao. Chị luôn khởi sướng bằng cả trái tim cho việc chia sẻ cộng đồng tới hàng ngàn trẻ em mồ côi khuyết tật, người già neo đơn và nhiều hoàn cảnh khó khăn khác trong cuộc sống.

Với kinh nghiệm sống và làm việc, học tập trên tinh thần: “Ưu tiên cho thứ tự công việc- Đam mê, đúng sở trường- Tự tin vào chính mình’’ các bạn sẽ thành công bởi không ai sinh ra đã có tố chất làm lãnh đạo. Trong phần trả lời các câu hỏi của các tu sinh, chị đã chia sẻ: nếu có nợ xấu xảy ra thì đừng có chạy trốn mà hãy đương đầu với những khó khăn với trách nhiệm của mình thì bạn sẽ có cơ hội đứng dậy lần thứ hai. Còn nếu sợ quá chạy trồn thì sẽ không có cơ hội lần thứ hai. Hãy chia nhỏ khó khăn như quả núi thành ra những phần nhỏ để giải quyết. Các bạn hãy tin rằng không có khó khăn nào mà không giải quyết được!

Lời nhắn nhủ đó của chị Thúy Nga cũng là phần kết thúc  chương trình Gương sáng kỳ thứ 5.

Gương Sáng 4: MC. Diễn viên Đại Nghĩa

Đến với chương trình Gương sáng kỳ thứ 4 toàn bộ các khóa sinh đã được chào đón một vị khách mời mà phương châm sống của anh là: “cuộc sống không nằm ở cách tiêu xài phung phí mà nằm ở việc sống làm việc, phụng sự giúp ích cho xã hội” cũng như những đóng góp của anh trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu đó là MC. Diễn viên Bùi Đại Nghĩa là một diễn viên sân khấu - truyền hình Việt Nam, anh được biết đến nhiều với lối diễn hài hước, nhất là trong lĩnh vực hài kịch dành cho thiếu nhi. Ngoài ra Anh đang là gương mặt MC, Diễn viên hài đắt show, phủ sóng nhiều gameshow truyền hình.

Qua sự dẫn dắt duyên dáng của MC. Xuân Hiếu, các bạn trẻ được biết thêm về người diễn viên đa tài này từ khi anh còn là cậu bé 7-8 tuổi đã có thiên hướng thích các môn nghệ thuật,  đến 15 tuổi thì sớm bộc lộ và yêu thích môn nghệ thuật  và rất hứng thú đi tìm hiểu về nghề diễn viên.

Con đường nghệ thuật của MC. Diễn viên Đại Nghĩa đến với nghề diễn lại vô cùng khó khăn, khó khăn ngay từ khi mon men đến với nghệ thuật  và khi đã tốt nghiệp rồi thì cũng chỉ bắt đầu là một vai nhắc tuồng. Anh cũng đã kể cho các tu sinh biết câu chuyện vui buồn, những khó khăn trên con đường làm nghệ thuật  của người nghệ sĩ, nó không quá nhiều hào quang như mọi người nhìn thấy mà đằng sau nó đôi khi là cả một mảng tối, một nỗi niềm trăn trở của một người làm nghề mà đôi khi nếu không đủ ý chí, nghị lực cũng như lòng đam mê theo đuổi thì sẽ không thành công và chúng ta cũng được biết đến cơ duyên làm MC của anh cũng rất thú vị.

Qua buổi trò chuyện các khóa sinh cũng rất thú vị khi được  MC. Đại Nghĩa kể về việc khi còn rất nhỏ đã trốn đi quy y và lập bàn thờ Phật trong ngăn tủ đựng quần áo, rồi việc đốt nhang trong ngăn tủ. Anh cũng cho biết là mặc dù thích đi chùa từ nhỏ, cũng làm từ thiện, công quả nhưng chưa có ý thức sâu sắc về việc áp dụng chân lý của Phật vào trong cuộc sống. Mãi đến 2009 khi có cơ duyên nghe được bài giảng qua dĩa, từ đó anh mới tìm hiểu sâu thêm về đạo Phật và mới nghĩ rằng từ trước đến giờ mình cứ cho là mình tốt rồi, thánh thiện ghê lắm, mình không hại ai là được, lâu lâu đi làm từ thiện, lâu lâu biết đi chùa là sắp thành chánh quả rồi. Nhưng khi nghe nhiều bài giảng pháp, mới thấu hiểu rất nhiều những sai lầm, những chuyện xấu mà mình không biết. Vì vậy, khi đã biết rồi thì cần phải tu tập hàng ngày, không cần việc gì phải to tát, quá lớn lao mà ngay trong lời ăn tiếng nói, trong suy nghĩ trong hành động từ việc nhỏ nhất hàng ngày  cũng phải chánh niệm để kiểm soát mình.

Anh cũng cho biết đã ăn chay trường từ lâu. Theo anh ăn chay rất tốt cho sức khỏe, giúp thanh lọc cơ thể sau khi tiếp nhận quá nhiều năng lượng từ thịt, cá. Lâu nay ai cũng nghĩ an chay tổn hao sức khỏe, khiến người ta gầy gò, hom hem. Nhưng thực phẩm chay rất phong phú và nếu biết cách chế biến, các bạn sẽ thấy sức hấp dẫn của nó. Anh lấy ngay ví dụ bản thân mình một ngày, Đại Nghĩa cũng có 24 tiếng như tất cả mọi người nhưng lượng công việc mà anh làm thì có thể gấp đôi, gấp ba người bình thường. Anh vừa tập kịch, đóng phim, làm MC, quay game show... có khi đi quay từ sáng đến 1-2 giờ đêm, 2-3 giờ sáng mới ngủ sáng sớm lại đi nhưng anh vẫn khỏe mạnh, nhiều lúc mải làm quên cả ăn, nhưng có sao đâu!

Kết thúc buổi trò chuyện, MC. Diễn viên Đại Nghĩa đã trực tiếp biểu diễn đàn tranh qua hai bản nhạc mà anh rất thích cho các tu sinh nghe.