CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Gương sáng

Gương Sáng 3: Giáo sư Nguyễn Khắc Thuần

Ông là một giảng viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM, Trưởng khoa Việt Nam học trường Đại học Bình Dương, trưởng khoa du lịch và Việt Nam học trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Ông là một tấm gương sáng về cống hiến tri thức cho đời không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới. Ông đã để lại cho đời hơn 300 cuốn sách đã xuất bản và được tái bản nhiều lần.

Gương sáng

"Gương sáng" là chương trình nhằm tôn vinh tấm gương cao cả, những đóng góp to lớn, không mệt mỏi cho xã hội. Gương sáng kỳ thứ 3 với khách mời đặc biệt là Giáo sư sử học Nguyễn Khắc Thuần.

MC Xuân Hiếu đã giới thiệu với các bạn trẻ về Giáo sư sử học Nguyễn Khắc Thuần: Ông là một giảng viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM, Trưởng khoa Việt Nam học trường Đại học Bình Dương, trưởng khoa du lịch và Việt Nam học trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Ông là một tấm gương sáng về cống hiến tri thức cho đời không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới. Ông đã để lại cho đời hơn 300 cuốn sách đã xuất bản và được tái bản nhiều lần. Trong đó có nhiều tác phẩm lớn và nổi tiếng như Việt sử giai thoại (8 tập); Danh tướng Việt Nam (5 tập); Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam (5 tập)… Ông còn dịch và hiệu đính rất nhiều tác phẩm khác, đáng kể nhất là bộ sách Lê Quý Đôn tuyển tập. Đặc biệt, hai bộ sách Lịch sử văn hóa Việt Nam dày hơn 3.000 trang và Lê Quý Đôn tuyển tập gồm bốn cuốn, dày hơn 5.000 trang của ông đã được công nhận Kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2011. Nay đã 78 tuổi, việc giảng dạy, biên dịch trước tác vẫn không hề ngưng nghỉ.

Ông còn là người chồng người cha gương mẫu trong gia đình, qua cuộc đời của ông, ông đã truyền đạt cho con của mình bằng nối sống thực của ông, chưa từng hút thuốc lá, chưa từng rượu, bia, ăn uống sinh hoạt rất điều độ. Đối với vợ, ông chia sẻ là trời đã ban tặng cho ông một người phụ nữ đã đi cùng ông trên khắp các tỉnh thành và khoảng 30 nước trên thế giới. Ông chưa bao giờ nói một điều khác thường với vợ chứ đừng nói đến nặng lời. Con cái của ông đều là những người thành đạt, có nhiều đóng góp cho xã hội.

Ông là một nhà tri thức lớn, nhưng lại rất khiêm nhường, ông chỉ nhận mình là một người lao động chăm chỉ.

Trước khi chia tay buổi trò chuyện ông đã có đôi lời nhắn nhủ với các bạn trẻ: i) Cuộc  sống đối với mọi người luôn là những thử thách, ai bình tĩnh tìm cách hóa giải để vượt qua được thử thách, người đó thành công, hãy tự tin rằng tất cả mọi người đều có thể thành công. ii) Gạt ra những ham muốn tầm thường thì chúng ta sẽ trở thành người lao động có ích cho cộng đồng. iii) Với một cuộc đời chỉ có ba thứ không bao giờ dùng tiền có thể mua được đó là: sức khỏe, tình yêu đích thực và thanh thản của cõi lòng, đừng có tham những gì không phải là của mình.

Những lời nhắn nhủ của ông là những bài học quí giá để các bạn trẻ làm hành trang trên con đường học tập, lập nghiệp và giữ gìn hạnh phúc cho mình.

Gương Sáng 2: ĐĐ. Thích Đạt Ma Phổ Giác

Sau lần trở về gặp mẹ, với ý định gặp lần cuối cùng để rồi chỉ còn có “chết đi là xong”. Vậy điều gì đã làm lên sự kỳ diệu để có một ĐĐ. Thích Đạt Ma Phổ Giác đang hiện diện ở đây, trong chương trình gương sáng khóa tu "Tuổi trẻ hướng Phật" hôm nay? Một lần nữa Đại đức lại nhắc đến mẹ. Bà đã khuyên người con đầy tội lỗi này: “Hãy đi tu để trả nợ đời”. 

Trong chương trình "Gương sáng" kỳ 2 của khóa tu “Tuổi trẻ hướng Phật” là ĐĐ. Thích Đạt Ma Phổ Giác, Phó trụ trì chùa Linh Xứng, tỉnh Thanh Hóa. 

Có một số Phật tử biết đến Đại đức qua cuốn tự  truyện “Lột xác”. Còn hôm nay, tất cả các tu sinh được nghe, được nhìn thấy trực tiếp một người con Phật cất bước trên đường hành Bồ-tát đạo lại là một người bước ra từ những thăng trầm trong cuộc đời của Đại đức.

Qua MC Xuân Hiếu, tất cả các tu sinh được nghe Thầy kể lại nhân duyên đến với đức Phật. Đúng là nhân duyên không ai giống ai, làm cho tất cả những bạn tu sinh nếu chưa đọc qua cuốn tự truyện “Lột xác”, đi từ hết bất ngờ này, đến bất ngờ khác và nhất là ai cũng xúc động khi Đại đức nghẹn ngào nhắc đến mẹ mà một thời lầm lỗi, người con này đã làm cho người mẹ mình rất đau khổ. 

Qua ba lần có cơ hội làm lại cuộc đời mà vẫn không vượt qua được. Đại đức đã dũng cảm kể về cuộc đời của mình từ khi đi học, túi mang cặp sách, túi mang hoa quả đến trường bán phụ mẹ lấy tiền, nuôi 9 miệng ăn trong gia đình, cho đến những năm tháng sa ngã, tiêm nhiễm đủ thứ ăn chơi: cướp giật, lừa gạt, chém giết, gái, ma túy, hối lộ, tống tiền... và cuối cùng là tham gia vào đường dây Năm Cam khét tiếng cả nước. 

Sau lần trở về gặp mẹ, với ý định gặp lần cuối cùng để rồi chỉ còn có “chết đi là xong”. Vậy điều gì đã làm lên sự kỳ diệu để có một ĐĐ. Thích Đạt Ma Phổ Giác đang hiện diện ở đây, trong chương trình gương sáng khóa tu "Tuổi trẻ hướng Phật" hôm nay? Một lần nữa Đại đức lại nhắc đến mẹ. Bà đã khuyên người con đầy tội lỗi này: “Hãy đi tu để trả nợ đời”. 

Và hành trình đi xuất gia của một người đã mang trên mình bản án 6 tháng tù, đâu dễ ai chấp nhận. 12 năm phát nguyện làm công việc nhà bếp, nấu ăn cho các chư Tăng Thiền viện Thường Chiếu, một công việc không phải ai cũng dễ làm ở một ngôi chùa có đến vài trăm xuất ăn 3 bữa mỗi ngày. Ngoài công việc từ thiện, Thầy còn là tác giả của 50 cuốn sách đã được xuất bản. 

Cuối cùng, ĐĐ. Thích Đạt Ma Phổ Giác đã có một vài lời khuyên với bạn trẻ: Hãy chọn bạn tốt để chơi, chọn môi trường tốt để tu học, chọn nghề nghiệp chân chánh mà làm và học và tu những điều đúng.

Gương Sáng 1: Nguyễn Hướng Dương

Đến với số đầu tiên trong chương trình “Gương Sáng” ngày hôm nay MC Xuân Hiếu đã giới thiệu với khóa tu một gương mặt rất đặc biệt, đây có thể nói là người đã có những đóng góp rất to lớn mang đến ánh sáng tri thức, trí tuệ cho những người khiếm thị, đó là chị Nguyễn Hướng Dương.

“Gương Sáng” đây là một chương trình trong khóa tu “Tuổi trẻ hướng Phật” nhằm ca ngợi những tấm gương đã nỗ lực vượt lên chính mình, là những tấm lòng vô ngã, vị tha, với tâm nguyện lớn mong muốn được mang hết sức mình phục vụ cho cộng đồng. Đến với số đầu tiên trong chương trình “Gương Sáng” ngày hôm nay MC Xuân Hiếu đã giới thiệu với khóa tu một gương mặt rất đặc biệt, đây có thể nói là người đã có những đóng góp rất to lớn mang đến ánh sáng tri thức, trí tuệ cho những người khiếm thị, đó là chị Nguyễn Hướng Dương.

Từ một cô gái 25 tuổi đang là một hướng dẫn viên du lịch của công ty Saigontourist bị một tai nạn khủng khiếp, do xe lửa cán cụt cả hai chân, Trời đất như sụp đổ, đã có lúc chị đã không muốn sống, nhưng được sự động viên của ba mẹ và người thân, chị đã đứng dậy và bước đi (“Đứng dậy và bước đi” cũng là tên của cuốn tự truyện chị viết về cuộc đời chị).

Bất hạnh của chị lại là niềm hạnh phúc của người khiếm thị! Bởi những đóng góp to lớn của chị về lĩnh vực mang lại nguồn tri thức cho những người khuyết tật. Đó là “Thư viện sách nói dành cho người mù” đã được ra đời cách đây 18 năm. Từ những sách nói đầu tay, thu âm vào băng cassette, nay sách nói cho người mù đã trở thành một thư viện kỹ thuật số. Nhờ có sách nói, người mù có thể tiếp cận nhiều nguồn tri thức, thông tin, theo đuổi các cấp học… mà không bị lệ thuộc vào hệ thống chữ nổi, vốn ấn bản có số lượng hạn chế và tốn kém. Sau 18 năm hoạt động, Thư viện sách nói có trên 270.000 băng cassette và đĩa CD cho hơn 90 Hội người mù và Trường mù trên toàn quốc, phục vụ trực tuyến với gần 1500 sách nói cho hơn 20 triệu lượt người.

Nhân duyên đưa chị đến với ý tưởng dùng giọng đọc truyền cảm của mình để thành lập thư viện sách nói đó là: sau một lần đến thăm trường mù Nguyễn Đình Chiểu chị đã nghe được một bài hát của cô bé mù trong đó có lời của bài ca: “cuộc đời đẹp hơn mơ” và trong suốt quãng đường đi sau này là cuốn sách “Con đường chuyển hóa” của TT.Thích Nhật Từ đã là nguồn động lực hỗ trợ chị trên con đường thực hiện những dự án mang lại nguồn trí thức cho người khiếm thị.

Thông điệp chị gửi tới cho hơn 700 tu sinh sáng nay là: đứng  trước mọi hoàn cảnh nào thì chúng ta hãy điềm tĩnh, thay vì than trời trách đất, đổ lỗi cho hoàn cảnh, nguyền rủa cuộc đời, buồn tủi bản thân, để trong tình huống “cùng quẫn” do hoàn cảnh đưa đẩy hay hậu quả của nghiệp duyên và mỗi người hãy tự nhớ rằng: dù ta giàu có bao nhiêu, thành công thế nào, ta hãy thử hỏi rằng ta đã làm được bao điều tốt đẹp cho cuộc đời này.