CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

vo chong

Học theo lời Phật dạy - Vợ chồng hạnh phúc ngay
Sáng ngày 19/07/2022, Tăng đoàn Chùa Giác Ngộ đã trang nghiêm chứng minh cho buổi lễ hằng thuận của chú rể Danh Tình (pháp danh Minh Phúc) và cô dâu Tuyết Nhung (pháp danh Liên Hồng) trong sự chúc phúc và vui mừng của gia đình, thân quyến, bạn bè hai họ. Khi cưới một người, chúng ta chỉ có thể làm lễ chính thức một lần, nhưng cả hai lại phải chung sống với nhau mãi đến một đời...
Chung đường đời, chung đường đạo - Vợ chồng hạnh phúc biết bao
Sáng ngày 15/07/2022, Tăng đoàn Chùa Giác Ngộ đã chứng minh cho buổi lễ hằng thuận của chú rể Võ Văn Quốc Ấn (pháp danh Thân Ấn) và cô dâu Lê Ngô Đan Thùy (pháp danh Giác Tâm Từ) trong sự chúc phúc và vui mừng của gia đình, thân quyến, bạn bè hai họ. Tình yêu đôi lứa là một trong những tình cảm đẹp nhất của con người. Biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ đã...
Cùng hiểu và thương để đồng hành trên bước đường hôn nhân
Sáng ngày 07/07/2022, Tăng đoàn Chùa Giác Ngộ đã trang nghiêm tổ chức lễ hằng thuận cho chú rể Mai Thanh Bình (pháp danh Tâm An) cùng cô dâu Đặng Thu Ngân (pháp danh Giác Tâm Tuệ). Mỗi người chúng ta trên cõi đời này, nếu không có chí nguyện xuất gia cầu đạo giải thoát, thì hầu hết đều có xu hướng sẽ lập gia đình, sống một cuộc đời ấm êm bên những người thân thương. Có thể...
Trao nhẫn trước Phật đài

 

Pháp thoại: TRAO NHẪN TRƯỚC PHẬT ĐÀI do TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng trong Lễ Hằng Thuận rất sâu sắc tại chùa Giác Ngộ.

Kinh Thiện Sanh 1: Đạo vợ chồng (21/08/2011)

Giảng tại chùa Ấn Quang, ngày 21/08/2011.

A. NGƯỜI CHỒNG:

Người chồng lý tưởng phải tôn trọng vợ với 5 bổn phận (không phải người chồng gia trưởng, người chồng biến vợ thành 1 vật sở hữu, người chồng trao cho vợ tình yêu, tình thương, mối quan tâm, hạnh phúc và những giá trị của đời sống gia đình):

1. Lấy lễ đối đãi với vợ: Người chồng ứng xử bằng các lễ nghi văn hóa (lễ độ, tôn trọng, ứng xử có sự quan tâm với người khác, trân quý, … mà người nhận được cảm thấy hạnh phúc và hân hoan) thể hiện sự tôn trọng với vợ của mình. Khác với chủ trương của Nho gia, “vợ chồng tương kính như tân” – Vợ chồng xem nhau là khách quý – đây là hoạt động mang nặng tính xã giao, người ứng xử và người được ứng xử sẽ không cảm nhận được sự yêu thương, mối quan tâm thật sự; ví dụ như sự đối đãi của tiếp viên hàng không với khách hàng. Với ứng xử lễ theo quan điểm Phật giáo, sự gia trưởng sẽ không còn nữa, vợ chồng không phải là “nợ” hay “oan gia” (“con là nợ, vợ là oan gia” – Nho giáo).

2. Chuẩn mực nhưng không hà khắc: Có trách nhiệm và chăm lo hạnh phúc vợ và các con, xứng đáng là chồng, là cha trong gia đình. Những gì dạy con cái thì người chồng phải là tấm gương cho con, những gì nói được là phải làm được. Sự chuẩn mực này phải tránh quan điểm hà khắc, gia trưởng.

3. Tùy thời cung cấp y, thực, quà cáp (bối cảnh nước Ấn Độ trước CN): tặng quà cho vợ vào những ngày kỷ niệm quan trọng. Việc làm tuy nhỏ nhưng có giá trị tinh thần rất lớn, thể hiện sự quan tâm của chồng đối với vợ.

4. Tùy thời tặng trang sức đẹp: dùng tặng phẩm để hâm nóng tình yêu trên nên tảng thỏa mãn nhu cầu cảm xúc của người vợ trong những ngày quan trọng (dù vợ đủ khả năng tự mua quà cho mình). Trang sức đẹp ngoài việc để làm đẹp còn khẳng định tăng sự tự tin và giá trị của người vợ trong gia đình và ngoài xã hội. Trong những ngày quan trọng với hạnh phúc hôn nhân vợ chồng, người chồng không biết tặng hoa, trang sức phẩm thì người vợ cảm thấy mình bị bỏ quên; ngày qua ngày tình yêu của chồng bị sút giảm, tính giá trị và nhu cầu chu cấp hạnh phúc của người vợ không như ngày xưa nữa.

– Trong xã hội phát triển thì tỉ lệ ly hôn lại càng tăng, ở phương Tây, phụ nữ được tự do hơn,  công bằng xã hội cao hơn, vai trò vị trí xã hội của người phụ nữ cũng cao hơn thì những cuộc ly hôn do không hài lòng trong cuộc sống càng tăng. Ở các nước đang phát triển, sự không quan tâm của người chồng dành cho người vợ đôi lúc đã trở thành sự cam chịu và người phụ nữ không cảm thấy đó là mối đe dọa cho tan vỡ hạnh phúc. Ngược lại, ở phương Tây, sự thiếu quan tâm của người chồng vài ba lần là có thể dẫn đến ly hôn.

– Hạnh phúc của người vợ trong nhiều tình huống được đánh đồng với sự hài lòng về cảm xúc và mối quan tâm. Những quan tâm nho nhỏ lại có ý nghĩa tình yêu rất lớn.

– Có nhiều người chồng không thích vợ mình trang điểm nhiều, một mặt vì thiếu tự tin – vợ trang điểm đẹp thì bị các đàn ông khác để ý, ve vãn, tán tỉnh, … Sự mất tự tin này làm nhiều người chồng ghen bóng, ghen gió …. làm bóp chết tự do cá nhân của người vợ. Cũng có nhiều người chồng đủ điều kiện kinh tế nhưng không tặng quà cho vợ, vì vợ càng đẹp thì càng tăng giá trị và tăng khả năng mất đi người vợ của mình. Tính ích kỷ, sự hẹp hòi và sự mất tự tin của người chồng đã làm nhiều người vợ sống trong sự đè nén bởi người chồng quan tâm và thương một cách thiếu hiểu biết – Đây là điều nên tránh.

5. Cùng vợ làm tốt việc nhà: Sự phân công lao động trong gia đình, khi người vợ/chồng đóng vai trò nào thì người còn lại đóng vai trò đồng hành.

– Xây dựng mái ấm hạnh phúc, mua nhà, tiết kiệm, chi tiêu, trường con học, … được vợ chồng bàn luận trên cơ sở tôn trọng và không nên xem đó là trách nhiệm hay bổn phận của người vợ hoặc chồng.

– Việc nuôi dạy con cái: nhân cách, định hướng nghề nghiệp cho con, … được 2 vợ chồng bàn luận và lựa chọn phương pháp tốt nhất dù quan điểm đó là của vợ hay chồng. Tránh các tình trạng “chồng chúa vợ tôi” trong quan điểm Nho giáo hoặc một số tôn giáo khác.

B. NGƯỜI VỢ:

Người vợ mẫu mực sẽ đối đãi với chồng với 5 bổn phận:

1. Siêng năng, thức dậy trước chồng (bối cảnh văn hóa Ấn Độ): Đây là 1 yếu tố tâm lý không phải 1 quy định bắt buộc. Người nữ thường dậy sớm hơn người nam, người nữ thức sớm lo các công việc trong gia đình, nhắc nhở con cái, thức sớm không có nghĩa là hầu hạ chồng, phục dịch chồng mà là để lo chu đáo chuyện trong ngoài. Người ngủ sớm và thức sớm có sức khỏe tốt hơn là ngử muộn dậy muộn.

2. Nể chồng trước, sau, trong, ngoài:

– Đối với người chồng không giữ vai trò quyết định khi vợ ứng xử lấn lướt quá nhiều sẽ làm người chồng cảm thấy mặc cảm tự ti với xã hội, không còn giá trị với người thân. Cho dù ở gia đình vợ là người quyết định chính thì khi ứng xử giao tế, trước mặt và sau lưng chồng, trong nhà và ngoài phố vẫn phải nhún nhường để cho chồng mình cảm thấy hãnh diện về một người vợ có hiểu biết, có sự cảm thông và làm cho chồng mình rạng danh trước bà con, họ hàng và các đối tác trong xã hội.

3. Dùng lời hòa nhã, xây dựng: Người đàn ông thường có tự ái cao, người phụ nữ thành công thường có ngã mạng lớn nên cái tôi của người đàn ông dễ bị đụng chạm. Người phụ nữ nên nói lời lễ phép, dùng lời nhờ vả chứ không sai khiến. Ngữ điệu đóng vai trò quan trọng trong truyền thông bênh cạnh nội dung truyền thông, sức mạnh của người phụ nữ ngoài nhan sắc còn là lời nói nhỏ nhẹ, từ ái, dễ thương; nếu người phụ nữ không sử dụng sức mạnh này, nói nặng, nói nhẹ hay cãi thì tình cảm vợ chồng dễ sứt mẻ.

4. Nhún nhường, ủng hộ điều hay: Nhiều người vợ ở ngoài hơn chồng 1 cái đầu nhưng về nhả giả vờ thua chồng 1 cái đầu, sự khiêm tốn này sẽ làm cho chồng trân quý vợ nhiều hơn.

5. Hiểu chồng, cảm thông chia sẻ: đồng điệu hòa nhịp với chồng (nhị điệu của trái tim, nhận thức, cảm xúc, … giữa vợ chồng có sự tương đồng)