CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

GÓC NHÌN PHẬT GIÁO - KỲ 24: CÁCH ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

Vào lúc 20g00, tối ngày 17-09-2018 tại giảng đường chính của Chùa Giác Ngộ chương trình GÓC NHÌN PHẬT GIÁO - KỲ 24 được diễn ra với chủ đề: “CÁCH ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC”. Thượng toạ Thích Nhật Từ với vai trò của một nhà giáo đã có đôi lời chia sẻ, đưa ra quan điểm của mình trước vấn đề này thu hút hàng nghìn lượt xem trên sóng truyền hình trực tiếp.

Một số phương tiện truyền thông gần đây đưa tin có nhiều nguồn ý kiến bất mãn trái chiều nhiều hơn là đồng thuận tán thành từ dư luận nghiêng về hệ thống giáo dục mới do cách đánh vần lạ, khó hiểu gọi là Công Nghệ Giáo Dục (CNGD) do Giáo sư Hồ Ngọc Đại khởi xướng được Bộ Giáo dục thông qua cho thí điểm ở một số tỉnh thành. Đáng nghiêm trọng hơn, tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục bị một số phụ huynh chia sẻ clip thắc mắc về việc con đọc "hình vuông, hình tròn, hình tam giác" không thoả mãn mục tiêu giáo dục.

MC: Xin Thầy giới thiệu cho quý khán thính giả được rõ hơn về nội dung chính của “Công Nghệ Giáo Dục” này là như thế nào?

- CNGD xuất phát từ ý muốn phát triển hệ thống giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại. Sử dụng nhiều câu thơ vè, ca dao Việt Nam cho nên khi lớn lên trẻ con sẽ tốt hơn vì từ nhỏ đã nghe hiểu được yếu tố thơ ca nhưng vì còn mới mẻ nên có nhiều khiếm khuyết cần điều chỉnh.

MC: Cái mới trong công nghệ giáo dục là cách phát âm và minh họa từ ngữ bằng những hình khối. Điều này thực sự mang lại những lợi ích như thế nào và có những trở ngại gì khi dạy cũng như khi học? Cách phát âm có ảnh hưởng gì đến trí thông minh của trẻ?

- Sử dụng hình ảnh là tốt nhưng phải dùng những hình ảnh minh hoạ thật. Vấn đề phát âm có một vài trường hợp: K, Q, C, TH, CH, TR,… mà CNGD đề nghị một âm viết nhiều chữ, cách đọc giống nhau sẽ gây hiểu lầm và sai chính tả, tiếng Việt rất phong phú, quá trình La-tinh hoá trải qua hơn 400 năm đã được sử dụng làm Quốc ngữ nay thay thế tôi thấy không thoả đáng, cần Bộ nghiên cứu thật kĩ vì sai nghĩa hoàn toàn, cách phát âm không nên lẫn lộn.

GS. Hồ Ngọc Đại và cộng sự đề xuất đổi kí tự (ví dụ: c,k,q thành một âm “c”) làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn khi trẻ nhỏ chưa hiểu được quy luật ngữ âm, từ và tiếng cũng như không áp dụng được việc chọn từ trong từng tình huống. Có một số từ không thể đi cùng nhau hoặc phải có mặt của nhau mới thành nghĩa.

MC: Tách tiếng bằng hình (vuông, tròn, tam giác) có cần thiết không? Nhìn hình đọc chữ thầy có thể đưa ra ý kiến của mình.?

- Sử dụng hình ảnh (vuông, tròn, tam giác) và nhiều chữ cái đọc thành một này là “ngớ ngẩn” vì Việt Nam sử dụng đơn âm. Mọi nỗ lực vay mượn đa âm như nước ngoài mà áp dụng là vô nghĩa và hao phí số lượng giấy cho các hình ảnh nhưng không đạt được hiệu quả.

MC: Như thầy đã phân tích GS. Hồ Ngọc Đại muốn cải cách giáo dục tiến bộ hơn mà vô tình làm khó khăn thêm cho tiếng Việt. Suy cho cùng đó cũng là xuất phát từ tâm ý tốt của tác giả nhưng trên các trang mạng truyền thông đầy chế giễu, chửi bới thậm tệ. Theo thầy, sự lên án phê phán này của quần chúng có quá đáng hay không?

- Chế giễu là tình trạng suy kém văn hoá của quần chúng cộng đồng ngày nay, họ không biết góc độ phản biện học thuật khoa học, không thừa nhận tâm ý tốt của người khác do chỉ nhìn nhận, bày tỏ thái độ ở một khía cạnh. Việc làm ấy chẳng những tự hạ thấp bản thân mình mà còn gieo nghiệp thị phi vì gây thương tổn đánh đổ mong muốn và quyền tự do đóng góp của tác giả. Thay vào đó, hãy tán dương sự đóng góp của người khác, đánh giá khách quan, xây dựng nghiêm túc độc lập giúp cho tác giả cảm thấy được tôn trọng mà hoan hỷ sửa đổi.

MC: Các bậc phụ huynh có con nhỏ nói như thế này: “Con tôi học tới đâu tôi sẽ đi học theo trẻ”. GS. Hồ Ngọc Đại đáp lại rằng: “Cha mẹ biết gì mà can thiệp”. Xin thầy cho biết về quan điểm này?

- Có 2 vấn đề chính cần nói ở đây:

Thứ nhất, cách biên soạn của giáo sư và các cộng sự đã thống nhất hoá các âm cuối là “ơ” (c, k, q) là không hợp lí. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giáo dục tại nhà của các bậc phụ huynh.

Thứ hai, phát ngôn “Cha mẹ không cần biết con em mình học cái gì trên lớp” đây là sự tự tin thái hoá của giáo sư. Theo tôi, gia đình là nơi giáo dục hữu hiệu nhất và không gì có thể thay thế vị trí của cha mẹ trong lòng con cái. Cha mẹ cần cùng học với con mình, cùng tiếp thu cái mới nhưng phải đúng và trách nhiệm phụ đạo cho con cái tại nhà. Hơn nữa, những gì chúng ta sống luôn bao gồm: i) kiến thức trực diện i) đồng học iii) học thực tiễn. Phối hợp cả ba nguồn như thế sẽ phát huy được thông minh cảm xúc và trí tuệ cảm xúc.

Mặc cho Công Nghệ Giáo Dục có công phu như thế nào cũng không thể cô phụ vai trò của cha mẹ vì gắn kết cả cuộc đời một con người chính là gia đình cụ thể là cha mẹ, cha mẹ cần hiểu nhà trường nói gì để giúp cho con em mình được tốt hơn.

MC: Ngày 07-9-2018 GS. Hồ Ngọc Đại lại khẳng định trước truyền thông:
“Thay đổi phương pháp giáo dục giúp học sinh được là chính mình.”
“Trẻ con chưa cần biết nghĩa của nó là cái gì cả. Trẻ con chỉ cần nghe được, viết lại được. Người ta viết ra, nó đọc được. Nó còn có cả cuộc đời sau này để tìm hiểu ý nghĩa.”
“Người học trò tôi tâm đắc nhất không phải là GS. Ngô Bảo Châu mà là một cậu sửa xe.”
Thầy có nhận xét gì về những câu nói trên của GS. Hồ Ngọc Đại?

- Triết lý để học sinh là “chính mình” tôi hoàn toàn tán đồng vì đó là sự khai phóng văn minh. Nhưng trường hợp trở thành chính mình một cách lãng phí bỏ cả công sức, tiền của, sức trẻ, kì vọng của cha mẹ,... để đổi lấy đam mê nhất thời của bản thân là không hợp lí chúng ta nên suy nghĩ lại. Thay vào đó GS. Ngô Bảo Châu phấn đấu khẳng định chính mình rất đáng được tán dương vì sự cống hiến khoa học quan trọng, đóng góp rất nhiều cho tiến bộ toán học đi lên từ năng lực.

Theo Phật giáo việc “trở thành chính mình” là chúng ta đang đề cao cái tôi, đó là sai lầm vì không cần nghe ai khác, luôn cho mình là đúng rồi chấp mãi không thôi, lại tự cho mình là chuẩn là đúng mà không cần học hỏi người khác mang thiên hướng cố chấp thoả mãn với tiêu cực của chính mình, bảo thủ lạc hậu, không dám mạnh dạn vươn lên, không thừa nhận thất bại, không cần ai chia sẻ đưa mình ra ánh sáng. Phật giáo nói rằng con người có bốn mối nguy hiểm nhất trong đời đó là: i) ngã si; ii) ngã kiến; iii) ngã mạn; iv) ngã ái. Bốn thứ này là cái vỏ bao bộc vô minh thu mình để tranh chấp làm cho con người tự cao tự đại không thấy tương lai. Đề cao cái tôi trong giáo dục là thất bại lớn cả tri thức lẫn đạo đức.

Tôi tán đồng cho quan điểm “trở thành chính mình” khi điều này mang ý nghĩa tích cực 20% vì cái tôi là điều kiện thoi thúc con người cầu tiến biết vươn lên với ước mơ của mình, nó sẽ trở thành giá trị hơn khi chúng ta biết phấn đấu, nung rèn ý chí, ý thức đạo đức. Còn lại 80% là không tán thành vì nền giáo dục này mất nhiều hơn được.

MC: Thưa Thầy, khi Bộ GD-ĐT cho ban hành song song 2 hệ thống sách giáo khoa thì sẽ có những bất cập gì trong việc áp dụng? Có nên thống nhất một hệ thống giáo dục? Một ý kiến nữa cho rằng GS. Hồ Ngọc Đại muốn duy trì CNGD này để in sách giáo khoa với lợi ích riêng, lợi ích nhóm. Phải chăng đây là nguyên nhân khiến công trình tâm huyết của GS. Hồ Ngọc Đại trải qua 40 năm thăng trầm vẫn chưa được chọn làm sách giáo khoa để sử dụng đại trà? Xin thầy chia sẻ khó khăn này cho học sinh và các bậc phụ huynh?

- Luật và hiến pháp Việt Nam không quy định sách giáo dục duy nhất là ngầm hiểu chúng ta được quyền sử dụng nhiều sách khác nhau. Công Nghệ Giáo Dục đã tồn tại 40 năm mà vẫn là thí điểm chưa chỉnh sửa hoàn thiện biến nó thành chính thức là cần có thời gian bổ sung và cần nhiều ý kiến của công chúng, đối tượng để thu hút nhiều nhà giáo ưu tú cống hiến cho giáo dục. Ở nước ngoài mỗi địa phương hoặc các trường tự biên tập ra sách độc quyền là điều bình thường. Hãy đánh giá nghiêm túc để xem cách nào tốt hơn mà thống nhất, đa dạng không độc quyền xoá giảm được lợi ích nhóm.

Tổng số tiền mua sách mỗi năm là hàng nghìn tỉ đồng chỉ cho một lần sử dụng. Đây là một sự lãng phí lớn vì kinh tế Việt Nam đa số là nông nghiệp. Vấn đề quan trọng nhất hiện tại là: i) Tương lai của trí tuệ Việt Nam trong hệ thống giáo dục chuẩn; ii) Ô nhiễm môi trường vì phải mua nhiều sách đồng nghĩa tài nguyên rừng bị tàn phá lấy gỗ làm giấy; iii) Tiết kiệm ngân sách để làm nhiều chương trình từ thiện xã hội tạo phúc lợi cộng đồng.

MC: Với góc độ là một giáo viên và kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm xin thầy một ý kiến nữa về kinh nghiệm cá nhân của mình để thực sự học tốt, đạt kết quả một học sinh và giáo viên cần có những điều kiện gì về cách học hay cách dạy học?

- Mô hình giáo dục Nhật học từ Mỹ và Hàn học lại từ Nhật mà hiện nay ngành công nghiệp giáo dục Hàn đang vươn lên toàn cầu. Chúng ta cần tập trung một hệ thống chuẩn không cần cải cách thường xuyên vì không có kết quả mà hãy nên học hỏi những quốc gia tiên tiến. Thêm vào đó là thông điệp bảo vệ môi trường ở cuối quyển sách, nêu rõ tác hại của in sách bằng giấy là đang huỷ hoại nghiêm trọng đến con người và môi sinh, phá vỡ lớp vỏ không khí kéo theo thiên tai, hiệu ứng nhà kính, bệnh tật do nhiễm phóng xạ. Hãy trân quý một quyển sách, truyền tay nhau để cho mọi người cùng đọc, tiết kiệm bền vững cũng như giá trị sử dụng lâu dài.

Tôi khuyên các bạn học sinh, sinh viên các cấp: Kiến thức nhà trường không phải là chân lý muôn đời, mỗi thời điểm cần phải thay đổi, cập nhật thường xuyên, khéo dùng phương tiện tri thức để trao dồi khám phá sự tinh tiến của Đạo Phật.

Phụ huynh không được hoàn toàn giao khoán con mình cho nhà trường mà phải ra sức khích lệ con học hành, học cùng con cả tri thức lẫn đạo đức, học gắn kết với ứng dụng. Sự học không được phép dừng lại ở một giây phút nào.

Xin cảm ơn những lời chia sẻ của thầy.

Quý thiện hữu tri thức có thể xem lại video vấn đáp tại:
facebook:https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/726407264377201/
youtube:https://www.youtube.com/watch?v=TrMIMxpPwqI
Tin: Ngộ Trí Viên ft Phạm Thuý Nhi-Ảnh: Trí Thắng. Video: Trí Thắng, Hiền Thắng, Tâm Sơn, Ngộ Hạnh.

GÓC NHÌN PHẬT GIÁO - KỲ 24: CÁCH ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC GÓC NHÌN PHẬT GIÁO - KỲ 24: CÁCH ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC GÓC NHÌN PHẬT GIÁO - KỲ 24: CÁCH ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC GÓC NHÌN PHẬT GIÁO - KỲ 24: CÁCH ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
Bình luận