CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni

Sáng ngày 05/06/2022, tại Trường hạ Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Tp.HCM (cơ sở II, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), TT.TS. Thích Nhật Từ, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Thường trực đã có buổi chia sẻ với hơn 1.200 Tăng, Ni sinh và 300 Phật tử với đề tài: "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền". 

Trước khi vào đề tài chuyên sâu, TT.TS. Thích Nhật Từ đã giới thiệu sơ lược về quá trình "bùng nổ" nhu cầu quay về đạo Phật ở phương Tây vào cuối thế kỷ XX và hai thập niên đầu của thế kỷ XXI. Một trong những yếu tố thu hút và tạo nên "làn sóng" mạnh mẽ ấy chính là nhờ vào cuộc cách mạng thiền tại Tây phương, mà có sự đóng góp rất lớn của Thiền sư Nhật Bản, Daisetsu Teitaro Suzuki và Thiền sư Việt Nam, đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh. 

Thiền sư Suzuki đã viết hoàng loạt bài nghiên cứu, tiểu luận và các tác phẩm về thiền, từ đó thúc đẩy phong trào nghiên cứu, học tập và ứng dụng thiền học tại Hoa Kỳ. Giới học thuật bản địa đã không ngừng thảo luận, phân tích, đánh giá ba giá trị đặc biệt của thiền: tạo ra sức khỏe thể chất; nâng cao sức khỏe cảm xúc (EQ); duy trì và phát triển sức khỏe của tâm. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một vị Cao tăng khả kính của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, người đi đầu trong chủ trương đạo Phật nhập thế, đạo Phật dấn thân. Chính phương châm hành đạo đó đã giúp cho các tu sĩ và cư sĩ Phật giáo thấu hiểu và cảm thông trước những nỗi khổ, niềm đau của nhân sinh bằng tinh thần từ bi, trí tuệ, bình đẳng và bất bạo động. Cùng với phương pháp thiền tỉnh thức, Thiền sư Làng Mai đã tạo nên cơn "địa chấn" to lớn trong cách tiếp cận, học tập, nghiên cứu và ứng dụng lời Phật dạy tại xã hội phương Tây nói riêng và cộng đồng Phật giáo thế giới nói chung. 

Bằng việc dẫn nhập về sự phát triển thiền học ở phương Tây và trên thế giới, TT. Thích Nhật Từ đã nêu cao tầm quan trọng của việc học tập và ứng dụng thiền vào trong mọi sinh hoạt của đời sống đối với Tăng Ni và Phật tử. Thượng tọa cho rằng, là người tu học Phật, dù xuất gia hay tại gia, cũng cần chú tâm vào việc phấn đấu, nỗ lực hoàn thiện ba trụ cột tâm linh cốt lõi của đạo Phật, chính là đạo đức - thiền định - trí tuệ. Trong đó, thiền định là một phương diện tu tập quan trọng. Dựa vào bài kinh Quán niệm hơi thở, thuộc kinh Trung bộ 118, tương đương kinh Tạp A-hàm 803 và 810, bản dịch của Thượng tọa trong quyển Kinh Phật cho người tại gia và Kinh Phật về thiền và chuyển hóa, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã chia sẻ đến đại chúng kỹ năng và lợi ích của thở thiền thông qua 16 bước quán niệm hơi thở mà kinh đề cập. 

Trước tiên, Thượng tọa hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử 5 kỹ năng về thở thiền. Thứ nhất, hành giả nên lựa chọn cho mình một không gian thiền tập thật thanh vắng, yên tĩnh. Lý tưởng nhất là việc ngồi dưới gốc cây, nơi cung cấp nhiều khí oxi rất thích hợp cho thở thiền. Nếu như hoàn cảnh, điều kiện không cho phép, chúng ta có thể chọn phòng riêng, ban công, vườn nhà, công viên,... để thực tập thiền. Thứ hai, về tư thế thiền, ưu việt nhất là ngồi với dáng hoa sen, tức là ngồi kiết già, hai chân đan chéo vào nhau, lòng bàn chân ngửa lên và đặt trên hai đùi. Tư thế ngồi này chỉ thích hợp với những ai hay vận động toàn thân. Còn đối với người ít vận động, hay ngồi một chỗ nhiều, nhất là nhân viên văn phòng và những người có bệnh lý về xương khớp, cột sống như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,... thì nếu ngồi kiết già lâu sẽ rất đau, ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, chúng ta cũng không nên quá cố chấp và cứng nhắc về thế ngồi. Chúng ta có thể ngồi thoải mái trên ghế cao để hành thiền vẫn được. Bên cạnh đó, việc buông thả các cơ bắp và giữ lưng, cổ thẳng, vững chãi như một bức tường thành cũng giúp ích rất nhiều cho việc ngồi thiền. 

Thứ ba, hành giả cần duy trì chánh niệm, hay còn gọi là "đặt niệm trước mặt". Đôi mắt khép hờ khoảng 80-90%, tầm mắt chỉ để trên sống mũi. Như thế, mắt ta hạn chế tiếp thu các cảnh vật xung quanh, kết hợp với tai ta không bị quấy nhiễu bởi các âm thanh nhờ ở chỗ yên tĩnh, do đó mà tâm ta dễ dàng được định tĩnh, an trú, bớt đi sự tán loạn, hôn trầm. Thứ tư, nhờ duy trì chánh niệm liên tục, kèm theo sự không phản ứng, không cường điệu, không bơm phồng, không chối bỏ cảm xúc mà chúng ta có được sự tỉnh thức. Tâm từ đó trở thành một tấm gương phản chiếu, ghi nhận rõ rệt mọi diễn biến của những cảm xúc trong hành giả. Điều cuối cùng chính là kỹ thuật thở. Người thực tập thiền phải biết rõ "khi đang thở vào, biết mình thở vào", "khi đang thở ra, biết mình thở ra". Chúng ta thở vào bằng mũi, thở ra bằng miệng và duy trì chánh niệm, tỉnh giác qua việc quan sát hơi thở trong cả lúc đi, đứng, nằm ngồi. 

Kế tiếp, TT. Thích Nhật Từ giảng giải kỹ hơn về 16 kỹ thuật thở thiền. 4 kỹ thuật đầu là: ý thức việc thở vào, thở ra hơi dài; ý thức việc thở vào, thở ra hơi ngắn; thở vào, thở ra đều ý thức toàn thân; thở vào, thở ra đều an tịnh toàn thân. 4 kỹ thuật này áp dụng cho thiền chỉ, có tác dụng điều thân. Khi thực hành chúng, ta cần lưu ý chú tâm vào 6 vị trí trên cơ thể là hai lỗ mũi, khoang nũi, thanh quản, ngực, bụng và đan điền. 12 kỹ thuật sau áp dụng cho thiền quán, được chia làm ba nhóm: làm chủ cảm giác (kỹ thuật 5-8), làm chủ tâm ý (kỹ thuật 9-12) và làm chủ ý niệm (kỹ thuật 13-16). Cụ thể, kỹ thuật 5: thở vào, thở ra cảm thấy mừng vui; kỹ thuật 6: thở vào, thở ra cảm thấy an lạc; kỹ thuật 7: thở vào, thở ra ý thức rõ ràng hoạt động tâm ý; kỹ thuật 8: thở vào, thở ra ý thức rõ ràng hoạt động tâm ý đang được an tịnh; kỹ thuật 9: thở vào, thở ra cảm giác về tâm; kỹ thuật 10: thở vào, thở ra với tâm hân hoan; kỹ thuật 11: thở vào, thở ra với tâm thiền định; kỹ thuật 12: thở vào, thở ra với tâm giải thoát; kỹ thuật 13: thở vào, thở ra quán tưởng vô thường; kỹ thuật 14: thở vào, thở ra quán tưởng lìa tham; kỹ thuật 15: thở vào, thở ra quán tưởng hoại diệt; kỹ thuật 16: thở vào, thở ra quán tưởng buông bỏ. Khi thực hành tuần tự 16 kỹ thuật thở thiền theo như trong kinh Quán niệm hơi thở mà đức Phật đã dạy, hành giả sẽ cảm nhận được sự an lạc, bình yên, hạnh phúc đích thực ngay trong từng khoảnh khắc của đời sống hiện tại. 

Tin: Minh Lượng
Ảnh: Thanh Phong 

TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni
Bình luận