CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

TP.HCM: Ban Văn hóa Trung ương tổ chức tọa đàm Kiến trúc Phật giáo Việt Nam

Sáng ngày 25/09/2022, Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Bảo tồn Di tích, Bảo tàng lịch sử Quốc gia và Hội kiến trúc sư Việt Nam, BTS GHPGVN TP.HCM đã kết hợp tổ chức buổi tọa đàm về kiến trúc Phật giáo Việt Nam tại Hội trường Vissai Saigon Hotel (Q.Phú Nhuận, TPHCM), tiến tới hội thảo “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng” dự kiến tổ chức vào tháng 03/2023

ThichNhatTu #kientrucphatgiao #banvanhoatrunguong

Quang lâm chứng minh buổi tọa đàm sáng nay, về phía chư tôn đức có sự hiện diện của TT. TS. Thích Thọ Lạc - Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN; HT. Thích Minh Thiện, Uỷ viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An; TT.TS. Thích Nhật Từ, Uỷ viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng Ban trị sự GHPGVN TP.HCM; TT. Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Phước.

ThichNhatTu #kientrucphatgiao #banvanhoatrunguong

Về phía các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có sự hiện diện của Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Ban Tôn giáo, Uỷ Ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ths. Nguyễn Thị Thu Hoan, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; GS.TS.KTS. Nguyễn Quốc Thông - Nguyên Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Buổi tọa đàm sáng nay tập trung vào 3 nội dung chính như sau:

Tổ chức thực hiện, lan toả kết quả đề án pháp phục và ngôn ngữ

Ban Văn hoá Trung ương (BVHTW) phối hợp với các Ban ngành viện trung ương thực hiện đề án: Định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam về 4 khía cạnh: Ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc và di sản, trên tinh thần “Văn hoá Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng".

ThichNhatTu #kientrucphatgiao #banvanhoatrunguong

Nhân chuyến đi khảo sát kiến trúc và di sản gắn với kiến trúc Phật giáo các tỉnh Nam Bộ, BVHTW rất mong nhận được sự phối hợp của BTS GHPGVN các tỉnh, thành phố để cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm ra những cách thức, biện pháp tổ chức triển khai, thực hiện một cách hiệu quả, cũng như yêu cầu của Hội đồng Trị Sự GHPGVN trong quyết định 76, 77.

Thảo luận về đặc trưng kiến trúc và di sản kiến trúc, thực trạng kiến trúc Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Việt Nam vùng Nam Bộ; vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc Phật giáo

Buổi tọa đàm tập trung thảo luận những vấn đề sau: Tính đa dạng trong kiến trúc và di sản kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Việt Nam vùng Nam Bộ, trong đó đáng chú ý là cần tập trung thảo luận về những nét đặc trưng truyền thống kiến trúc các ngôi chùa: Bắc tông, Nam tông Khmer, Nam tông Kinh và Khất sĩ để bảo tồn và phát triển.

ThichNhatTu #kientrucphatgiao #banvanhoatrunguong

Bên cạnh đó cần tập trung bàn bạc về thực trạng kiến trúc PGVN vùng Nam Bộ; chỉ ra những nét bất cập và phi truyền thống về kiến trúc của các ngôi chùa thuộc 4 hệ phái nói trên, thảo luận vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc PGVN. Từ đó đưa ra những gợi mở, đề xuất, định hướng thiết kế, xây dựng, trùng tu… các ngôi chùa vừa đảm bảo được tính truyền thống, vừa đáp ứng được các công năng sử dụng theo xu thế mới, Đồng thời, hiển hiện được nét kiến trúc Phật giáo thời đại xã hội chủ nghĩa đối với các ngôi chùa khi xây dựng mới.

ThichNhatTu #kientrucphatgiao #banvanhoatrunguong

Thảo luận về biểu tượng mang tính thống nhất của kiến trúc Phật giáo Việt Nam

Nhằm giúp mọi người dễ nhận diện những nét kiến trúc chung các ngôi chùa thuộc GHPGVN, dù đó là ngôi chùa của bất cứ hệ phái nào của PGVN, khi vừa nhìn vào biểu tượng đó thì người ta lập tức nhận diện ra được đó là ngôi chùa thuộc PGVN, nhìn sâu hơn thì nhận biết đó là ngôi chùa Việt Nam thuộc hệ phái nào của GHPGVN.

Về tinh thần này, BVHTW xin đưa ra 2 biểu tượng mang tính gợi mở để cho chư tôn đức và các nhà khoa học trong buổi tọa đàm hôm nay thảo luận để thống nhất là: Trụ kinh chuyển pháp luân và Biểu tượng bánh xe chuyển pháp luân.

ThichNhatTu #kientrucphatgiao #banvanhoatrunguong

Nhiều ý kiến xung quanh cho rằng, kiến trúc PGVN các tỉnh Nam Bộ, bên cạnh những công trình mang nét truyền thống, chứa đựng giá trị văn hoá, di sản PGVN, vẫn còn những công trình đang dần dần bị mất đi những nét truyền thống; sự nhận thức về giá trị của kiến trúc Phật giáo chưa đồng đều; vẫn có sự lúng túng và những bất cập trong xây dựng những công trình mới, trùng tu những công trình cũ, trong bảo tồn các di sản v.v… Các đại biểu mong muốn có được những tiêu chí, quy chuẩn để làm cơ sở cho việc xây dựng các công trình kiến trúc.

ThichNhatTu #kientrucphatgiao #banvanhoatrunguong

Các đại biểu cũng đồng thuận với việc tìm kiếm, xây dựng biểu tượng chung của PGVN, còn về phương án mỹ thuật, thẩm mỹ thì sẽ tiếp tục tìm kiếm để tạo sự thống nhất. Tuy nhiên, cũng có ý kiến băn khoăn về việc triển khai, áp dụng biểu tượng kiến trúc Phật giáo đó như thế nào?

Tổng kết buổi tọa đàm, TT. Thích Thọ Lạc, Trưởng BVHTW cho biết: Qua khảo sát kiến trúc mỹ thuật Phật giáo các tỉnh Nam Bộ cho thấy, có một số ngôi chùa khá tiêu biểu cho kiến trúc của các hệ phái, vùng miền, vừa giữ gìn được truyền thống, vừa đáp ứng được công năng sử dụng, ví dụ như: Chùa Đại Tòng Lâm - Linh Sơn Cổ tự - Thiền Viện Thường Chiếu - Thiền viện Phước Sơn - Chùa Long Thiền (Đồng Nai); Chùa Tôn Thạnh (Long An); Chùa Pháp Bảo – Chùa Bửu Lâm – Chùa Vĩnh Tràng ( Tiền Giang); Chùa Hạnh Phúc Tăng (Vĩnh Long); Chùa n (Trà Vinh); Chùa Khleang (Sóc Trăng); Chùa Pôthi Somrôn, Thiền Viện Trúc lâm Phương Nam (Cần Thơ); Chùa Phật Quang, Chùa Sắc tứ Tam Bảo (Kiên Giang); Tu viện Vĩnh Nghiêm, Pháp viện Minh Đăng Quang, Chùa Giác Ngộ, Chùa Bửu Long, Việt Nam Quốc Tự, Chùa Giác Lâm (TP.HCM)

ThichNhatTu #kientrucphatgiao #banvanhoatrunguong

Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa và phát huy các giá trị, đặc trưng, văn hóa… của các công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của các hệ phái, vùng miền, BVHTW sẽ cùng với BTS GHPGVN các tỉnh, thành phố, các cơ quan Nhà nước xây dựng bộ tiêu chí, những nguyên tắc mang tính chất định hướng cho việc xây dựng, bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc PGVN trên tinh thần “thống nhất trong đa dạng”. Đồng thời, góp phần xây dựng những công trình PGVN vừa kế thừa được nét kiến trúc truyền thống của các hệ phái, vừa đáp ứng được nhu cầu mở rộng công năng sử dụng trong giai đoạn hiện tại và tương lai; đồng thời thể hiện được nét kiến trúc của thời đại ngày nay.

ThichNhatTu #kientrucphatgiao #banvanhoatrunguong

Tin: Trần Diễm Phương

Ảnh: Minh Đức

Bình luận