CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Pháp thoại Học tu và phụng sự tại Học viện PGVN tại TP.HCM

“HỌC, TU VÀ PHỤNG SỰ” là đề tài thời pháp do TT. TS. Thích Giác Hoàng, Phó Tổng thư ký Học viện Phật giáo Việt Nam Tp. HCM, Trưởng Khoa Phật học từ xa chia sẻ đến đại chúng Tăng Ni sinh nội trú tại trường hạ HVPGVN Tp. HCM sáng ngày 06/8/2023 (20/6 Quý Mão) để chia sẻ mong mỏi của chư Tôn đức Hội đồng Điều hành nói chung, cũng như chính Thượng toạ thao thức vì Phật giáo Việt Nam.

Chia sẻ với hội chúng, Thượng tọa Phó Tổng thư ký mong mỏi, một vị Tăng Ni sinh phải noi gương chư vị Thánh Tăng thời Đức Phật mà trau dồi việc học Pháp trong một đời người, nỗ lực hoàn tất các bậc học Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Phật học để vận dụng năng lực của mình phụng sự các dự án mà Giáo hội đề xướng, góp phần xương minh Phật giáo Việt Nam, nhằm giúp Phật giáo Việt Nam vươn ra trường quốc tế, điển hình là dự án Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam.

Để kế thừa chư Tôn đức tiền bối, một vị Tăng Ni sinh cần thực hiện đủ ba bổn phận là học, tu và phụng sự. Khi học nội điển, Tăng Ni sinh nên nghe nhiều lần những bản kinh văn để sáng tỏ lời Phật dạy, soi sáng chính mình. Bất kỳ giai đoạn nào mà Phật giáo hưng thịnh đều xuất hiện những vị danh Tăng, Luận sư lỗi lạc, do vậy người học Phật tiếp thu giáo pháp để góp phần vào sự phát triển chung của Chánh pháp, không phải vì tư danh.

Song hành cùng việc học là sự tu tập trên nền tảng giới luật và thiền định. Với môi trường giáo dục Phật học tại HVPGVN Tp. HCM đã được kiến tạo vững vàng, Thượng tọa giảng sư khuyến tấn quý đại chúng nương vào trú xứ Học viện để thường tinh tấn tu tập, trau dồi đạo lực.

Dựa trên nền tảng tu và học ấy, người học Tăng, học Ni bước vào cuộc đời, dùng trí quán sát và hòa nhập các môi trường để phụng sự Đạo pháp, cống hiến cho quần sinh. Nhân buổi chia sẻ này, Thượng tọa cũng đề cập đến các bản kinh để đại chúng có thể tham khảo như Đại kinh Khu rừng sừng bò (Mahāgosiṅga Sutta, MN. 32), Kinh Giáo giới Nandaka (Nandakovãda Sutta, MN. 146); Kinh Nghĩ như thế nào (Kinti Sutta, MN. 103); Kinh Tăng Chi Bộ, chương Bốn pháp, phẩm Các căn, Luật của Bậc Thiện Thệ, để đại chúng thẩm thấu các pháp số, tự khích lệ tu học.

Tin: Ngộ Trí Viên, ảnh: Bổn Trí

Pháp thoại Học tu và phụng sự tại Học viện PGVN tại TP.HCM Pháp thoại Học tu và phụng sự tại Học viện PGVN tại TP.HCM Pháp thoại Học tu và phụng sự tại Học viện PGVN tại TP.HCM Pháp thoại Học tu và phụng sự tại Học viện PGVN tại TP.HCM Pháp thoại Học tu và phụng sự tại Học viện PGVN tại TP.HCM Pháp thoại Học tu và phụng sự tại Học viện PGVN tại TP.HCM Pháp thoại Học tu và phụng sự tại Học viện PGVN tại TP.HCM Pháp thoại Học tu và phụng sự tại Học viện PGVN tại TP.HCM Pháp thoại Học tu và phụng sự tại Học viện PGVN tại TP.HCM Pháp thoại Học tu và phụng sự tại Học viện PGVN tại TP.HCM
Bình luận