CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

phương trời thong dong

Phương Trời Thong Dong 14: TT. Thích Minh Thành (Hệ phái Khất Sĩ)

Chương trình được tiếp tục với talk show “Phương trời thong dong” – cuộc đời và đạo nghiệp của TT. Thích Minh Thành, UVTT HĐTS TWGHPGVN, Phó Ban Giáo dục tăng ni TW, Phó Ban Hoằng pháp TW, giảng viên HVPGVN tại TP.HCM, do MC Thiện Tùng dẫn chuyện.

Đến với chương trình, Thượng tọa chân tình bộc bạch: Đây là 1 talk show thú vị và có nhiều lợi lạc, và bản thân cảm thấy rất vinh dự vì được là nhân vật tiếp nối tham gia trong chương trình này. Khi các nhân vật chia sẻ những câu chượng tốt đẹp đã thực hiện được, nghiễm nhiên nó trở thành tấm gương sáng sống động theo hình mẫu “người tốt việc tốt” để mọi người học hỏi.....

Phương Trời Thong Dong 13: HT. Thích Minh Thiện

Khóa tu "Ngày An Lạc"  lần thứ 22, các hành giả có cơ duyên được cung đón HT. Thích Minh Thiện, Ủy viên Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam, Phó trưởng Ban Hoằng pháp trung ương GHPGVN, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Long An, Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học tỉnh Long An, trụ trì chùa Thiên Châu.

Hôm nay HT. Thích Minh Thiện trở về chùa Giác Ngộ với một tư cách là  một vị  khách mời trong chương trình ‘’Phương trời thong dong ’’. Hòa thượng đã tỏ lòng tri ân đến cố HT. Thượng Thiện Hạ Huệ, Trụ trì chùa Giác Ngộ khi xưa (là thầy Bổn sư của TT. Thích Nhật Từ). Hòa thượng đã tâm sự không bao giờ quên hình ảnh một vị thầy chuyên tâm niệm Phật. Khi đó HT. Thích Minh Thiện là một Tăng sinh tham dự khóa học Sơ cấp tại chùa Giác Ngộ khi xưa. Chính nơi đây là sự ươm mầm cho sự Giác ngộ tu tập của Hòa thượng.

...

Phương Trời Thong Dong 12: TT. Thích Nguyên Hiền

MC. Lâm Ánh Ngọc lấy câu chuyện Chú bé bán áo mở đầu cho buổi trò chuyện để tìm hiểu về một vị Thầy rất đáng kính phục. Thượng tọa Thích Nguyên Hiền - Giáo thọ sư Trường Cao Trung Cấp Phật học Lâm Đồng, Trụ trì Vĩnh Minh Tự Viện Lâm Đồng. Thượng tọa là một vị giảng sư nổi tiếng trong nước với nhiều pháp thoại đi vào lòng người. Là dịch giả của rất nhiều Kinh sách chữ Hán-Nôm; biên soạn, trước tác nhiều tác phẩm Phật giáo mang tính học thuật cao và còn nhiều Truyện, Tùy Bút, Thơ.

Như mọi câu chuyện nhân duyên đi xuất gia của các vị tu sĩ. Câu chuyện Thầy kể từ ông nội đến cha và khi là một cậu bé biết chút xíu là đã biết đến chùa quy y với pháp danh Nguyên Hiền. Khi biết chữ đã biết đọc Kinh, nên nhân duyên đi xuất gia cũng có lẽ không biết bắt đầu từ đâu, có lẽ nó là nhiều đời, nhiều kiếp.

Các hành giả cũng vô cùng thích thú khi được Thầy cho biết lúc nhỏ khi thần tượng về vị thầy của mình rằng những thầy tu không bao giờ đi vệ sinh. Đúng là rất dễ thương và vô cùng dung dị ! Ngày 30/4/1975 khi đó cậu bé Nguyên Hiền mới 7-8 tuổi nhìn thấy hình ảnh vị Thầy của mình như một Bồ tát sứ giả của Như Lai ngược xuôi như con thoi cứu trợ đồng bào và thuyết phục binh lính đừng nổ súng chỉ gây thương tích cho đồng bào. Hình ảnh về người Tu sĩ, người thầy nó quá đẹp, nên tâm nguyện xuất gia ngày càng rõ nét và nghĩ ‘’Mình sinh ra là để đi tu’’.

Phương Trời Thong Dong 11: TT. Thích Minh Thành

Các hành giả rất xúc động khi Thầy tâm sự nỗi niềm thời thơ ấu và nhân duyên xuất gia theo đạo Phật khi ông bà ngoại là người Ấn lại theo đạo Hồi, cùng quá trình đi học của Thầy. Những ai có quan niệm cho rằng thầy tu thì cần gì phải học, chỉ cần ngồi gõ mõ tụng kinh là được. Không, không phải vậy! Người tu thực tế phải học nhiều hơn người đời: học thế học, Phật học, tâm lý học. Đó là lời Thầy khẳng định từ chính cuộc đời thầy. 

Chương trình "Phương trời thong dong" cá hành giả được cung đón TT. Thích Minh Thành,  Ủy viên Ban hoằng pháp TƯ GHPGVN, kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP. Cần Thơ, Trụ trì chùa Bửu Liên, thành phố Cần Thơ.

Lời chào của Thượng tọa với các hành giả bằng một thông tin mà nếu nó không còn hiện diện chỉ trong vài tích tắc thì đã kết thúc một kiếp người, đó là mỗi ngày một người có 21700 lần thở.

Các hành giả rất xúc động khi Thầy tâm sự nỗi niềm thời thơ ấu và nhân duyên xuất gia theo đạo Phật khi ông bà ngoại là người Ấn lại theo đạo Hồi, cùng quá trình đi học của Thầy. Những ai có quan niệm cho rằng thầy tu thì cần gì phải học, chỉ cần ngồi gõ mõ tụng kinh là được. Không, không phải vậy! Người tu thực tế phải học nhiều hơn người đời: học thế học, Phật học, tâm lý học. Đó là lời Thầy khẳng định từ chính cuộc đời thầy. Ngoài ra Thầy còn có rất nhiều cơ duyên được học các kinh nghiệm thâm hậu từ rất nhiều các Hòa thượng.

Với vai trò là Hoằng pháp và giáo dục Tăng Ni T.Ư kiêm trưởng Ban Hoằng pháp thành phố Cần Thơ, sự trăn trở của Thượng tọa đối với ngành hoằng pháp của Giáo hội: hoàng pháp là sự sống trong trái tim chứ không phải chỉ đơn thuần là lời Phật dạy. Theo thầy, hoằng pháp không chỉ nghe và nói mà hoằng pháp còn phải tự nói với chính mình, cho chính mình nghe. Cho nên hoằng pháp không chỉ ngồi trên ghế mà liệng ngôn ngữ xuống dưới đạo tràng. Hoằng pháp là cầm cái ly rót vào ly của Phật tử, tức là lấy cái tâm rót vào trong tâm đó là hoằng pháp. Thầy cũng lý giải rất logic cái đẹp về mầu áo lam và nhắn nhủ mọi người khi mặc màu áo lam phải thổi hồn sống vào mầu áo lam đó cũng là hoằng pháp. Và nụ cười của các Phật tử chính là sức sống nạp thêm năng lượng cho các giảng sư đang truyền pháp.  Cho nên nụ cười của các Phật tử chính là hoằng pháp.

Trong một thời gian rất ngắn nhưng thầy đã trao truyền cho các hành giả  bằng những ngôn từ rất đơn giản xuất phát từ trái tim với giọng nói ấm áp những bài học rất có ý nghĩa nhất là mỗi một người Phật tử phải trở thành người hoằng pháp cho chính bản thân mình.

Phương Trời Thong Dong 10: TT. Thích Viên Trí

Trong chương trình “Phương Trời Thong Dong’’ kỳ thứ 12, các hành giả đã có cơ duyên may mắn được gặp gỡ TT. Thích Viên Trí, Phó trưởng ban Giáo dục Tăng Ni TW, Phó viện trưởng Học viện PGVN tại TP. HCM đã lì xì đầu năm cho đại chúng bằng một câu chuyện, một cuộc đời, một tấm gương tu học mẫu mực của một vị xuất gia.

Hiện diện trong chương trình “Phương Trời Thong Dong’’ kỳ thứ 12, các hành giả đã có cơ duyên may mắn được gặp gỡ TT. Thích Viên Trí, Phó trưởng ban Giáo dục Tăng Ni TW, Phó viện trưởng Học viện PGVN tại TP. HCM đã lì xì đầu năm cho đại chúng bằng một câu chuyện, một cuộc đời, một tấm gương tu học mẫu mực của một vị xuất gia.

Các hành giả biết được nhân duyên xuất gia của Thầy qua MC Lâm Ánh Ngọc dẫn dắt câu chuyện. Cả hội trường đều lặng im lắng nghe những lời chia sẻ đầy cảm động về những khó khăn trong tu tập, học hành của Thượng tọa. Từ một tu sĩ giỏi về Kinh sư, nhờ gặp được những bậc minh sư nên Thầy đã có bước ngoặt quan trọng, bước đi trên con đường học và hành theo chánh pháp.

Thượng tọa cũng kể về nhân duyên với TT. Thích Nhật Từ khi về Việt Nam lại có nhân duyên làm việc với nhau, có nhiều ưu tư hoài bão về Giáo dục Phật học, cùng có những tâm tư, nhiệt huyết về đào tạo Tăng Ni. Thầy là người chủ biên trong việc soạn sách giáo khoa Trung cấp Phật học và TT. Nhật Từ (Quỹ Đạo Phật Ngày Nay) là người hỗ trợ cho việc in ấn các đầu sách này cho 32 trường Trung cấp Phật học.

Đúng như Thầy nói, các hành giả có mặt ngày hôm nay đã may mắn học được rất nhiều điều mà cuộc đời, tấm gương tu học, nghiêm túc của Thầy đã đem đến an lạc và niềm vui cho các hành giả.

Phương Trời Thong Dong 9: ĐĐ. TS. Thích Minh Nhẫn

Hiện diện trong chương trình “Phương trời thong dong’’ kỳ thứ 11, các hành giả đã được gặp gỡ ĐĐ.TS. Thích Minh Nhẫn - UV Ban Hoằng pháp TW GHPGVN; Giảng viên HVPGVN TP.HCM, Chánh Thư ký Ban trị sự kiêm trưởng Ban Giáo dục Tăng, Ni THPG Kiên Giang; Trụ Trì Chùa Phật Quang TP. Rạch Giá là người sáng lập và là Giám đốc Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang – huyện Hòn Đất.

Đại đức đã bảo vệ thành công Luận án Thạc sỹ triết học Trung Quốc. Hiện Thầy đã hoàn thành luận án Tiến sỹ “Nguyên lý Giáo Dục” tại trường Đại học Sư Phạm Hoa Trung Trung Quốc. Tốt nghiệp Tiến sỹ  khoa học chuyên ngành Quản trị chiến lược tại Philips và nhận bằng Giáo sư danh dự do trường đại học Apollos, Mỹ trao tặng.

Như thường lệ qua MC. Lâm Ánh Ngọc, các hành giả được nghe về con đường đến với Phật giáo và xuất gia của Thầy bắt đầu từ việc quá khổ. Cái khổ bắt đầu từ một gia đình có người cha bắt đầu từ 6h sáng thức dậy là phải có bình rượu nhậu suốt từ sáng cho đến chiều tối. Bản thân Thầy phải đi bán đậu rang, vé số từ năm mới 6, 7 tuổi. Phước duyên lớn nhất của Thầy là có bà Nội đi tu, bà và Sư phụ của Thầy là một trong những người có công lớn nhất lập lên chùa Phật Quang bây giờ. Mỗi khi buồn, đến chùa được Nội thương, được hái trái cây ăn, được chơi bắn bi, vì vậy muốn ở chùa và đó là nhân duyên muốn được cạo đầu đi tu. 

Nước mắt Thầy đã rơi khi bao năm qua Thầy đã nén nỗi niềm của mình và hôm nay khi kể lại những kỷ niệm về cha mẹ Thầy và rất nhiều hành giả đã khóc, giọt nước mắt dâng kính đến cha mẹ đã tạo dựng nên một vị Thầy của ngày hôm nay.  

Các hành giả cũng rất xúc động khi được biết những năm tháng vô cùng khó khăn khi mà cả đất nước ở vào những năm 80, việc ăn mít và củ chuối cả tháng thay gạo là chuyện bình thường. Nhưng những khó khăn về vật chất đó không là gì, cũng không để lại dấu ấn nhiều trong ký ức của Thầy.

Hành giả cũng được biết đến Thầy dành được những giải thưởng trong học tập  tại các cuộc thi trong và ngoài nước.

Hành giả cũng rất lý thú khi được nghe về việc học của Thầy trong suốt quá trình học thế học và Phật học, nhưng nhân duyên, phước báo đến với Thầy trong việc mơ ước được đi du học cứ như một câu chuyện cổ tích.

Hai bà cụ Diệu Ý và Thuận Ngọc đã làm thay đổi cả cuộc đời của Đại đức mà Thầy phục vụ cho Phật giáo sau này.  Hai cụ đã lo học phí trong suốt những năm du học, một đứa bé bán vé số mà được đi học đến đại học lại được đi du học là một phước báo quá lớn đối với Thầy.

Đại đức là người phải chịu cảnh khổ từ tấm bé, thế nên Thầy vô cùng thông cảm với nỗi bất hạnh của những trẻ mồ côi. Từ đó, Thầy hằng ôm ấp ước nguyện thành lập một ngôi trường nội trú (nay là Trung tâm Từ thiện xã hội) để nụôi dạy các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đến bây giờ thì ngôi trường này không chỉ có cấp 1,2,3 mà còn có cả mẫu giáo và đã có 5 em vào đại học. Trong tương lai Thầy còn xây dựng một ngôi chùa chuyên phục vụ cho sinh viên nghèo  ở gần trường đại học Kiên Giang.

Một phương châm mà Thầy mong muốn nhắn gửi đến với mọi người cũng là lời Thầy thường dạy đệ tử là:‘’ Điều khổ nhất, khó khăn nhất, nó chính là điều hạnh phúc nhất trong tương lai’’. Và chính vì vượt qua được những khó khăn nghịch cảnh như vậy để rồi có được thầy Thích Minh Nhẫn vẫn đứng vững như ngày hôm nay!

Sau năm 2010 khi tổ chức Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc tại Kiên Giang thì Phật giáo Kiên Giang lột xác rất mạnh mẽ trong đó có sự đóng góp rất lớn của ĐĐ. Thích Minh Nhẫn. Thầy là một nhân tài trẻ cho Phật giáo nước nhà nói chung và cho Phật giáo tỉnh Kiên Giang nói riêng!

Phương Trời Thong Dong 8: ĐĐ. TS. Thích Chúc Tín

Hiện diện trong chương trình “Phương trời thong dong’’ kỳ thứ 10, các hành giả đã được gặp gỡ ĐĐ. TS. Thích Chúc Tín, Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng, Giảng viên Học viện PGVN tại TP. HCM, Chánh Văn phòng BTS GHPGVN TP. Đà Nẵng. Trụ trì chùa Bát Nhã.

Qua MC. Lâm Ánh Ngọc  các hành giả được biết đến câu chuyện nhân duyên giữa Đại đức với chùa Giác Ngộ  từ năm 1998 và biết ăn chay từ năm 6 tuổi, Thầy sinh ra và lớn lên tại vùng biển nên ăn cá là chuyện đương nhiên, đến nhân duyên đi xuất gia từ năm 8 tuổi khi đến chùa thấy hình ảnh quá đẹp của TT.Thích Khế Chơn và mơ ước được ăn chay ngon, đó là hai lý do rất đơn giản.

Trong suốt những năm tu học, ngoài những khó khăn trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, trong suốt 10 năm tu học thì khổ nhiều- vui ít, đói nhiều- no ít, khát nhiều- nước ít.

Các hành giả cũng rất cảm động khi nghe Thầy kể về việc sớt bớt chuối để ăn khi mới hơn 10 tuổi, ngày chỉ ăn một bữa vì quá đói và được nghe tâm sự của Thầy khi Sư phụ qua đời: ‘’ Những ai có Thầy thì phải kính trọng, Thầy mất rồi thì không gọi là trẻ mồ côi mà là người lầm lạc’’.

 Khó khăn thì không bao giờ dừng, càng khó khăn thì càng nhớ gia đình, rất nhiều lúc muốn về, nhưng được sự động viên mạnh mẽ từ mẹ đã làm cho Thầy vượt qua được những khó khăn trên bước đường tu học. Trong thời gian học tại Học viện PGVN tại TP.HCM và du học tại Ấn Độ thì khó khăn cũng giống như rất nhiều các thầy khác lúc đó nhất là về kinh tế và ngoại ngữ. Mọi khó khăn cũng không thể cản được bước đường tu học của Đại đức  khi đạt thủ khoa Cao học và đậu Tiến sĩ  ngôn ngữ học Pali  năm 2012 tại New Delhi.

Nhờ sự cố gắng tu học, nên việc làm đạo với vai trò là Hiệu trưởng, là giảng sư tuy công việc rất mới mẻ nhưng Thầy và Ban giám hiệu đã nỗ lực hết mình, nên trong hai năm qua cũng để lại dấu ấn tốt đẹp và đạt được ít nhiều thành quả.

Lời chia sẻ của Đại đức cho các Tăng Ni sinh là chỉ có hai con đường người xuất gia phải đi mỗi ngày đó là: i) Tăng trưởng, nuôi dưỡng kiến thức Phật học ; ii) Phát huy đạo hạnh trong quá trình tu học. Đại đức cũng thường chia sẻ với các học trò của mình: không ai chê ông thầy tu dở, không ai chê ông thầy tu không có kiến thức mà người ta sẽ chê ông thầy tu không thật, chê ông thầy tu thiếu đạo hạnh. Kiến thức cố gắng thì sẽ có, cái không thật rất khó giữ. Vậy các vị, dù ở phương trời nào thì cũng phải giữ cái thật của ông thầy tu. Cái thật của ông thầy tu là hiền lành, cái trong sạch trong mỗi việc làm của mình mà không có cái nào là riêng tư…

Ngoài công việc làm đạo,Thầy còn mở các lớp học miễn phí, thường xuyên âm thầm bảo trợ cho các trẻ em mồ côi, giúp đỡ các người buôn thúng bán bưng và nhiều công việc thiện nguyện khác.

Đại đức là một nhân tài trẻ của Phật giáo Việt Nam nói chung và của GHPG VN tại Đà Nẵng nói riêng, là một tấm gương sáng tu học cho các vị tu sĩ và Phật tử Việt Nam!

Phương Trời Thong Dong 7: ĐĐ. Thích Giác Hoàng

Trong chương trình ‘’Phương trời thong dong’’ kỳ thứ 8 các hành giả trong khóa tu có được cơ duyên được gặp Thầy đó là ĐĐ.TS. Thích Giác Hoàng, ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó tổng thư ký Hoc viện PGVN tại TP. HCM, Trưởng khoa đào tạo từ xa chương trình Cử nhân Phật học của Học viện.

Dù là người đang mệt mỏi, đang khó chịu, đang nổi sân hay đang buồn rầu mà khi được nhìn thấy nụ cười đôn hậu của Thầy thì mọi nỗi buồn phiền, mệt mỏi cũng dần tan biến. Trong chương trình ‘’Phương trời thong dong’’ kỳ thứ 8 các hành giả trong khóa tu có được cơ duyên được gặp Thầy đó là ĐĐ.TS. Thích Giác Hoàng, ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó tổng thư ký Hoc viện PGVN tại TP. HCM, Trưởng khoa đào tạo từ xa chương trình Cử nhân Phật học của Học viện. Một trong những vị hướng dẫn thiền Minh Sát Tuệ trong vòng một thập niên qua tại nhiều khóa tu ở trong nước.

Qua sự dẫn dắt câu chuyện của MC. xinh đẹp, duyên dáng Lâm Ánh Ngọc, các hành giả trong khóa tu đã được nghe Đại đức chia sẻ từ việc Đại đức mồ côi mẹ từ nhỏ, Thầy đã theo cha đi xuất gia theo Hệ phái Khất sĩ từ năm 9 tuổi. Thầy cũng trải qua một thời gian rất là khó khăn trong quá trình theo học các chương trình phổ thông và tu học Phật,  thời gian du học tại Ấn Độ và giờ đây Thầy cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu trong việc tu học như đạt được học vị Tiến sĩ. Thầy là một vị tu sĩ trẻ nhưng đã có rất nhiều những đóng góp cho nền giáo dục Phật giáo, cho Tăng Ni sinh và cư sĩ tại gia. Đặc biệt cho Hệ phái Khất sĩ, Thầy đã tham gia và đóng góp rất lớn cho các sự kiện trọng đại của hệ phái. Những bài giảng và hoằng pháp của Thầy là hành trang cho rất nhiều Tăng Ni, Phật tử mang theo. 

Trăn trở của Đại đức là mong muốn nền giáo dục Phật học Việt Nam được cải thiện hơn, bài bản hơn để Tăng tài của Phật giáo Việt Nam càng ngày càng đông hơn,  đóng góp cho sự bền vững và phát triển Phật giáo nói riêng  và cho dân tộc Việt Nam nói chung. Đồng thời Đại đức cũng mong muốn có những đạo tràng dạy và thực hành thiền tập cho  các thiền sinh theo các khóa thiền 7- 10 ngày trở lên.

Các hành giả cũng rất xúc động khi được Đại đức chia sẻ những kỷ niệm cùng với TT. Thích Nhật từ khi còn du học bên Ấn Độ, cũng trải qua những khó khăn trong quá trình học và đặc biệt  khi thành lập trang Web Đạo Phật Ngày Nay từ thời internet còn là một điều rất mới mẻ và giá cả vô cùng đắt đỏ ngay tại đất nước Ấn Độ.

Phương Trời Thong Dong 6: TT. Thích Trí Chơn

Nhắc đến TT. Thích Trí Chơn là nhắc đến một vị xuất gia có những đóng góp to lớn mà Thầy đã làm đạo vượt qua cả biên giới, mở hơn 20 Đạo tràng cho cộng đồng người Việt tại các nước Đông Âu chỉ bắt đầu từ một cuộc điện thoại tình cờ. Điều đó cho thấy Thầy là người có đóng góp rất to lớn cho việc hoằng pháp độ sinh cho cộng đồng người Việt tại châu Âu. 

Toàn thể khóa tu đã có cơ duyên được chào đón TTThích Trí Chơn UV.HĐTS.TW.GHPGVN, Trưởng Ban TSGHPG Quận 12, trụ trì chùa Khánh An, Q12, Tp. Hồ Chí Minh.

Qua MC. Lâm Ngọc Ánh chúng ta biết đến câu trả lời dí dỏm khi Thượng tọa trả lời về cơ duyên xuất gia của Thầy. Từ rất nhỏ lúc 2-3 tuổi cứ nghe thấy tiếng chông chùa là thích vào chùa và cho đến tận bây giờ, tiếng chuông chùa vẫn ngân nga lảnh lót tới tận bây giờ. Tất cả các tu sinh cũng rất xúc động khi được nghe quá trình tu và học, về đời sống khổ cực, khó khăn của các tu sĩ ở những năm 75- 90, khi có lúc phải sử dụng áo xả tang của Phật tử làm áo mặc cho các chú tiểu... Nhưng dù có khổ cực đến bao nhiêu thì Thượng tọa cũng không sợ, mà Thầy bảo nỗi sợ duy nhất là sợ bị đuổi khỏi chùa.

Nhắc đến TT. Thích Trí Chơn là nhắc đến một vị xuất gia có những đóng góp to lớn mà Thầy đã làm đạo vượt qua cả biên giới, mở hơn 20 Đạo tràng cho cộng đồng người Việt tại các nước Đông Âu chỉ bắt đầu từ một cuộc điện thoại tình cờ. Điều đó cho thấy Thầy là người có đóng góp rất to lớn cho việc hoằng pháp độ sinh cho cộng đồng người Việt tại châu Âu. Theo TT. Thích Nhật Từ nhận xét về việc này: “ Thầy Thích Trí Chơn xứng đáng ngồi riêng một chiếu”.

Thầy còn là một  người đa tài làm MC thuộc về hàng số 1. Ngoài ra về thuyết giảng thì có giọng trầm ấm, truyền cảm đi vào lòng người, người nghe phải khóc, cho dù có ngang đầu cứng cổ thì cũng phải thay đổi trở thành người hiền lương. Về hành chính Giáo hội thì văn bản hành chánh về mặt pháp lý Thầy rất rành. Về trị sự thì Thầy đã từng là quản trị Báo Giác Ngộ, như chúng ta thấy ngày càng phát triển như hiện giờ. Về làm đạo thì Thầy là một tấm gương rất gương mẫu và chói sáng. Thượng tọa ở lĩnh vực nào cũng làm tích cực đáng để cho các Tăng Ni học tập và noi theo.

Phương Trời Thong Dong 5: TT. Thích Hạnh Bình

TT. TS. Thích Hạnh Bình là giảng viên học viện Phật giáo Việt Nam và cao đẳng Phật học Đại Tùng Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu), đồng thời Thượng tọa Thích Hạnh Bình là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phật học Hán truyền, cũng là trưởng nhóm nghiên cứu và dịch thuật Phật học Hán tạng.

“Thầy ơi! Bây giờ con đau khổ quá, con phải làm sao để con không đau khổ nữa hả Thầy? Con ngồi xuống uống trà đã…’’ Buông và giữ, giữ và buông lúc nào để thấy được giá trị hạnh phúc phía sau đó khi chúng ta đã vượt qua thử thách. Đó là 2 câu chuyện cùng có một câu hỏi, cùng một phương pháp nhưng là hai đáp án được MC Lâm Ánh Ngọc trích dẫn mở đầu cho buổi trò chuyện của chương trình “Phương trời thong dong” trong khóa tu “ Ngày an lạc” tại chùa Giác Ngộ lần thứ 7 với vị khách mời TT. TS. Thích Hạnh Bình.

TT. TS. Thích Hạnh Bình là giảng viên học viện Phật giáo Việt Nam và cao đẳng Phật học Đại Tùng Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu), đồng thời Thượng tọa Thích Hạnh Bình là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phật học Hán truyền, cũng là trưởng nhóm nghiên cứu và dịch thuật Phật học Hán tạng.

Qua câu chuyện các tu sinh biết được những nhân duyên xuất gia của các vị tu sĩ, quá trình tu học trong mỗi chương trình ‘Phương trời thong dong’. Thượng tọa là một tấm gương phấn đấu không ngừng: xuất gia từ năm 11 tuổi trong những giai đoạn rất khó khăn. Ngay cả việc học, cũng trong một giai đoạn vô cùng khó khăn, nhưng Thượng tọa đã bản lãnh vượt qua được những nghịch cảnh ở thập niên 90, Thượng tọa đi du học chỉ với 120 Mỹ kim trong đó có 100 là rách nát không sử dụng được. Thượng tọa chỉ chuyên về việc học và giảng dạy. Ngay khi Thượng tọa còn là nghiên cứu sinh tại Đài Loan, là người Việt Nam mà được giảng dạy ở Đài Loan không phải là chuyện dễ.

Đóng góp của Thượng tọa không chỉ bằng tâm huyết, mà bằng tất cả những gì mình có được. Mặc dù là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phật học Hán truyền, nhưng Trung tâm này thường được mệnh danh là 2 không: không trụ sở, không lương bổng mà chỉ có tấm lòng mới đến đây làm việc được. Thượng tọa không bận tâm đến việc xây chùa, Thầy chỉ đổ dồn cho việc dịch thuật,Thầy đã để lại nhiều tác Phẩm có giá trị: Phật giáo và cuộc sống; Cách nhìn của Phật giáo đối với vấn đề luân hồi; Khái luận Lịch sử Phật giáo Ấn Độ; Dị bộ Tông Luân Luận… và 20 dịch thuật để lại cho đời. TT. Thích Nhật Từ đã nói:“ Nếu không có tấm lòng thì rất khó có thể làm được công việc này và chúng ta cần thật nhiều các vị Tăng sĩ như thế, thời gian, tri thức, tiền bạc. Đó là những điều mà TT. Thích Hạnh Bình đã làm được’’.

Mỗi một chương trình "Phương trời thong dong” Ban tổ chức muốn thông qua cuộc đời của các vị tu sĩ và thông qua cuộc đời đó, góp phần cho chúng ta nhìn nhận lại bản thân mình để rút ra những bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng làm tấm gương cho mình học tập để an lạc và hạnh phúc ngay trong hiện tại. 

Phương Trời Thong Dong 4: TT. Thích Tâm Đức

Hơn 650 tu sinh  cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ có được duyên lành chào đón TT. Thích Tâm Đức, một vị đệ tử lớn của vị cao Tăng HT. Thích Minh Châu, một nhà giáo dục đầu tiên của Phật giáo, một nhà hoằng pháp, một nhà dịch thuật lớn của Việt Nam. 

Phước báu thay, may mắn thay khi các tu sinh chúng con được diện kiến và lắng nghe những vị tu sĩ chân chính, chia sẻ con đường tu học của mình. Hôm nay, hơn 650 tu sinh chúng con cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ có được duyên lành chào đón TT. Thích Tâm Đức, một vị đệ tử lớn của vị cao Tăng HT. Thích Minh Châu, một nhà giáo dục đầu tiên của Phật giáo, một nhà hoằng pháp, một nhà dịch thuật lớn của Việt Nam. Hiện TT. Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng HVPGVN TP. Hồ Chí Minh, kiêm Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, kiêm Trưởng khoa Anh văn Phật pháp, là Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN. Môn giảng Thượng tọa đang dạy chính là Anh văn Phật pháp, Pali và tư tưởng Đại thừa.

Mở đầu chương trình bằng những lời nhắn nhủ của Thượng tọa được nhắc đi nhắc lại bằng hai từ may mắn đến với các tu sinh: "Chúng ta là những Phật tử rất là may mắn, thật may mắn là chúng ta được tiếp xúc với một tôn giáo rất là đặc biệt, vì đây là sự thật. Đó là tôn giáo chỉ cho chúng ta con đường tự mọi người thoát ra khỏi con đường khổ đau bằng chính nội lực của mỗi người. Là tôn giáo rất tin tưởng vào khả năng của con người mà khổ đau lại do chính chúng ta tạo ra và không ai khác chính chúng ta là người có khả năng chuyển hóa khổ đau để niềm an vui hạnh phúc có mặt ngay trong cuộc đời này.”

Qua MC. Lâm Ánh Ngọc, Thầy đã chia sẻ nhân duyên xuất gia năm 1981 cho đến nay. Sau khi tốt nghiệp khóa 1 cử nhân Phật học tại HVPGVN  TPHCM, 3 năm cao học ngành sử học tại viện KHXH TPHCM, Tiến sĩ Phật học tại Ấn năm 1997, với luận văn “Thiền Phật giáo đời Trần”. Sau đó, Thầy đăng ký tiếp tục chương trình Tiến sĩ Triết học và tốt nghiệp năm 2003 với đề tài luận văn “Triết lý Kinh Pháp Hoa”.

Thượng tọa đã từng đi hoằng pháp không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài như Mỹ, Canada và tham dự các hội nghị tôn giáo thế giới như ở Ấn Độ, Thái lan, Taiwan, Phillippines, New Zealand, Úc… Đặc biệt, Thượng tọa đã đại diện GHPGVN phát biểu bài tham luận "Conflict and Illusions" (Xung đột và Ảo giác) tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa kỳ vào ngày 16/5/2011.

Ngoài những bài viết tham luận quốc tế, Thượng tọa cũng đã xuất bản và ấn tống quyển "Buddhist Solutions" (Những giải pháp Phật giáo) vào năm 2008. Và năm 2012, quyển "The Ekayana Philosophy of the Saddharmapundarika-sutra" (Triết lý Nhất thừa của Kinh Pháp Hoa) do chính Thượng tọa biên soạn đã được xuất bản tại Delhi, Ấn Độ. Đặc biệt, cuốn sách này lại được lưu trữ trong thư viện của quốc hội Hoa Kỳ.

Ngoài ra, Thầy còn cảm ái người thân bằng tâm và đức với việc có 3 cô em gái và hai em trai cũng theo Thầy đi xuất gia, được biết gia đình Thầy có tới 3 em cũng là những Tiến sĩ, giảng viên.

Từ đầu chương trình Thượng tọa đã đề cập rất nhiều đến tác dụng của Thiền định và Thầy lấy dẫn chứng sống động ngày từ bản thân Thầy qua nỗ lực tu học thiền định sẽ chứng nghiệm được trạng thái an lạc tối hậu dẫn đến việc tu học rất dễ dàng, nhờ đó Thầy đã là một khoa bảng luôn đứng đầu trong các văn bằng học. Đặc biệt, luôn mang đến sức khỏe và thích nghi rất nhanh với môi trường sống, dù nơi đến có khắc nghiệt đến đâu thì cũng rất dễ dàng vượt qua so với người không thực tập Thiền định.

“Cuộc đời của chúng ta rất là ngắn, trong thời gian ngắn như vậy thì chúng ta nên lựa chọn con đường đi đúng, chúng ta phải luôn khôn ngoan lựa chọn. Tại sao mình không lựa chọn học kinh nghiệm và những lời dạy của chính đức Phật Thích Ca mà cứ chạy lăng xăng", "Thời gian là rất ngắn”.

Đó cũng là lời TT. Thích Tâm Đức nhắn nhủ không chỉ với những ai đang có mặt trong khóa tu mà là với tất cả những ai muốn có cuộc sống an lạc ngay trong kiếp sống hiện tại!

Vâng, đúng như lời TT. Thích Nhật Từ khi nói lời tổng kết chương trình này: “Thầy Tâm Đức là một nhân tài của Phật giáo Việt Nam”.

Phương Trời Thong Dong 3: TT. Thích Bửu Chánh

Trong chương trình này, TT. Thích Bửu Chánh đã chia sẻ với các hành giả về nhân duyên xuất gia, về tu học và làm Phật sự, về những phương châm và kinh nghiệm để hoàn thành pháp học của mình.

TT. Thích Bửu Chánh - UV.HĐTS, Phó ban Hoằng Pháp TW GHPGVN, Phó viện trưởng, kiêm trưởng khoa Pali Học viện PGVN tại Tp.HCM, Phó trưởng BTS Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Viện chủ Thiền viện Phước Sơn - Đồng Nai là vị khách mời trong chương trình ‘Phương trời thong dong’ kỳ 3 dành cho khóa tu nhóm người lớn tuổi.

Trong chương trình này, TT. Thích Bửu Chánh đã chia sẻ với các hành giả về nhân duyên xuất gia, về tu học và làm Phật sự, về những phương châm và kinh nghiệm để hoàn thành pháp học của mình. Với thời lượng dành cho Thầy quá ít ỏi so với hành trình xuất gia, tu học làm Phật sự thì quả thật khó có thể để Thượng tọa chia sẻ được một quá trình tu học kể từ khi xuất gia cho đến hôm nay. Với nhân duyên đặc biệt, với động lực tu học để đạt được thành quả như hôm nay, Thượng toạ đã trải qua một quá trình dầy công nỗ lực không biết mệt mỏi đã làm cho mọi người trong khóa tu vô cùng ngưỡng mộ, thán phục và thích thú.

Thầy là một tấm gương, một vị xuất gia chân chính, đáng để cho các vị xuất gia khác noi theo và học tập, còn Phật tử chúng con hoặc là những bạn trẻ, những sinh viên hay tầng lớp trí thức thì rất nể phục và ngưỡng mộ Thầy không chỉ là một người xuất gia mà còn là một con người của học tập. Ai bảo đi tu là không cần học? Người tu mới là người phải học nhiều hơn, phải giỏi hơn ai hết, thế mới xứng đáng là một vị xuất gia chân chính, mới là một người Thầy để chúng con nương tựa!

Qua buổi giao lưu hôm nay, hy vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ rút ra được những bài học cho riêng mình để áp dụng triết lý Phật giáo một cách phù hợp vào cuộc sống.

Phương Trời Thong Dong 1: ĐĐ. Thích Phước Tiến

Phương trời thong dong, cũng là một chương trình có ý tưởng cũng như là cảm xúc từ một quyển sách Phương trời thong dong cùng tên do chính TT.Thích Nhật Từ biên soạn.  ĐĐ. Thích Phước Tiến, Ủy viên Ban hoằng pháp TW, Phó tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó trưởng Ban Văn hóa PG TP.HCM, trụ trì tu viện Tường Vân là vị khách mời đầu tiên cho chương trình này.

Phương Trời Thong Dong 2: TT. Thích Thiện Minh

Với mục đích của chương trình Phương trời thong dong nhằm ca ngợi những tấm gương tu học của các vị xuất gia chân chính. Chương trình Phương Trời Thong Dong kỳ 2, với vị khách mời là TT. Thích Thiện Minh, Ủy viên hội đồng Trị sự, Phó Ban Từ thiện TƯ GHPGVN, Trụ trì Chùa Bửu Quang - Q. Thủ Đức, Viện chủ Chùa Đại Lộc, Ấn Độ và chùa Đại Phước tại Myanmar.

Chương trình được dẫn dắt bởi  MC. Thiện Tùng cùng với TT. TS. Thích Thiện Minh đã đưa các tu sinh hiểu về cuộc đời tu, học và làm Phật sự của một vị Thượng tọa, Tiến sĩ, giảng viên Trường cao đẳng Phật học TP.HCM.  

Với nhân duyên xuất gia rất giản dị, rất đời thường của TT. Thích Thiện Minh từ năm 11 tuổi rưỡi, trong một gia đình có cộng nghiệp và duyên lành của rất nhiều người đã xuất gia. Các Tu sinh cũng được nghe đôi nét về Phật giáo Nguyên thủy và nỗ lực học để lấy thêm bằng Tiến sĩ Giáo dục quản trị tại Anh quốc. Đặc biệt các tu sinh đã được Thượng tọa chia sẻ các bí quyết  tu học cho người Phật tử tại gia đó là thông điệp: “Bao dung, thông cảm và tha thứ”. Đồng thời, các tu sinh lần đầu tiên được nghe và biết đến tầm quan trọng của Phật giáo Anh quốc và Phật giáo Anh quốc đã ảnh hưởng đến Phật giáo thế giới như thế nào. Các nhà khoa học gia nổi tiếng trên thế giới biết đến đạo Phật qua các tài liệu kinh điển, pháp khí, pháp cụ…được bảo quản đầy đủ của Phật giáo Anh quốc khi Thượng tọa đã du học tại đây.

TT. Thích Thiện Minh cũng là người xuất bản, sáng tác, biên dịch trên 60 tác phẩm sách về Phật giáo với nhiều thể loại: Thiền, lịch sử, khảo cổ học, kiến trúc và 12 Bộ chú giải…

Thượng tọa cũng chia sẻ bí quyết quản lý về thời gian của mình khi một lúc phải đảm nhận rất nhiều vai trò mà vẫn thành công trong công việc đó là Phước duyên và năm chữ T: tâm, tầm, tẩm, tổ và tiền. Các tu sinh cũng được nghe chia sẻ của Thượng tọa những kỷ niệm đáng nhớ về người bạn đồng tu TT.Thích Nhật Từ và việc không ăn quá ngọ, ăn chay, ăn mặn (tam tịnh nhục) của phái Nam tông…