CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022)

Tối ngày 22/01/2022, Tăng đoàn chùa Giác Ngộ trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022), tại chánh điện chùa.

Chứng minh buổi lễ, có TT. Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ; TT. Thích Nhật Bình, Phó Trụ trì chùa Giác Ngộ; cùng sự tham dự của Tăng đoàn, các thành viên Ban Lãnh đạo Quỹ Đạo Phật Ngày Nay và quý Phật tử.

Vào lúc 1 giờ 30 phút ngày 22/01/2022, quý tôn đức Tăng, Ni, Phật tử cùng toàn thể những người quý mến đạo Phật, kính mến Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tiễn biệt vị chân tu Làng Mai, người Thầy của tỉnh thức và chánh niệm. Hơn 95 năm là sự “tiếp nối” hiện hữu, Thiền sư đã đóng góp to lớn cho công cuộc canh tân đạo Phật trong nước và làm nên ảnh hưởng trên thế giới. Không tách biệt đạo và đời, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người mở đường phong trào “Đạo Bụt dấn thân” vào thế kỷ XX, tạo tiền đề cho sự phát triển Phật giáo mạnh mẽ ở các nước Phương Tây về sau.

Năm lên 16, Sư ông Làng Mai kết duyên nơi cửa chùa, xuất gia với thầy Bổn sư Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, có pháp danh Trừng Quang, tại Tổ đình Từ Hiếu ở quê nhà Thừa Thiên - Huế. Từ đó, con đường học Phật và làm đạo Phật phát triển rực rỡ dần được mở ra trong cuộc đời của Sư ông. Sau khi thọ giới và hoàn thành các cấp học Phật, Sư ông bắt đầu dấn thân phụng sự cho các Phật sự trong nước như làm Giám học Phật Học Đường Nam Việt, chủ bút Nguyệt san Phật giáo Việt Nam,...

Trong những năm tháng hành đạo ở nước ngoài, Thiền sư Nhất Hạnh tích cực vận động hòa bình, bất bạo động cũng như các vấn đề xã hội thời hiện đại như môi trường, dân số trong những hội nghị quốc tế. Năm 1967, Mục sư người Mỹ, Martin Luther King Jr. đã đề cử Thiền sư cho giải Nobel Hòa Bình.

Nổi bật về thực tập chánh niệm và sống tỉnh thức, các khóa tu thiền được tổ chức ở nhiều quốc gia, sự ra đời của hơn 120 đầu sách, trong đó có nhiều quyển best seller, giúp Phật giáo được phổ biến với thành phần trí thức, chính trị, doanh nhân,... Chủ trương đạo Phật nguyên chất và thấu hiểu tâm lý xã hội đương thời, những giáo lý nhà Phật len lỏi trong cuộc sống một cách nhẹ nhàng, sâu sắc và khoa học. Hơn hết, nó còn truyền cảm hứng cho cả những người nổi tiếng trên thế giới. Đó chính là đạo Bụt của Làng Mai, của chính Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập.

Chính vì có lối đi riêng, công cuộc hoằng dương Phật pháp của Sư ông Làng Mai đã “nở hoa”, không chỉ riêng đạo Phật mà trong lòng những người kính mến Sư ông, yêu quý đạo Phật, thực tập đời sống tỉnh thức cũng “nở hoa”. Thế nên, trước thông tin Sư ông viên tịch, thế giới bày tỏ sự tiếc thương cũng như gửi lời tri ân đến vị Thầy đáng kính đã dạy về cuộc sống và cách sống hạnh phúc.

Trong buổi lễ tưởng niệm tại chùa Giác Ngộ, Thượng tọa Nhật Từ và Thượng tọa Nhật Bình cung kính đối trước giác linh đài, dâng hương cúng dường, đảnh lễ tam bái. Sau đó, Thượng toạ Thích Nhật Từ đã gợi lại cuộc đời của vị Thiền sư vĩ đại bằng việc chia sẻ lại những thông điệp chia buồn của đức Dalai Lama 14, Tổng thống Hàn Quốc - Moon Jae In,…; sơ lược tiểu sử Thiền sư Nhất Hạnh theo nguồn tin của Làng Mai và trích dịch một số nhận xét của các hãng truyền thông lớn trên thế giới như CNN, BBC,…

Cũng trong buổi lễ, Thượng toạ chia sẻ mình đã may mắn được gặp Thiền sư 3 lần. Thầy đánh giá thực tập thiền chánh niệm theo định hướng của Thiền sư đã thổi vào dòng chảy Phật giáo Việt Nam một luồng sinh khí mới và Hoà thượng Nhất Hạnh có ảnh hưởng trong Phật giáo trên thế giới, chỉ sau đức Dalai Lama 14. “Với phương Tây, Thiền sư đã đóng góp chính yếu về ứng dụng thiền và chánh niệm, một trong 2 trụ cột chính dựng nên đạo Phật. Ở phương Đông, Thiền sư đã nâng tầm đạo Phật nhập thế.”, Thượng tọa phát biểu.

Sau khi ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của Thiền sư, Tăng đoàn và Phật tử thực hiện nghi thức đọc tụng bài Kinh “Thực tập vô ngã” và dành 15 phút thực tập thiền như di huấn của ngài.

Trước đó, Ban Đạo ca chùa Giác Ngộ đã thể hiện 2 nhạc phẩm “Ơn thầy”, “Ơn Phật đã chọn con” như một cách tỏ lòng kính ơn lên Sư ông.

Những ngày gần cuối năm Tân Sửu, người người hướng về Tổ đình Từ Hiếu, bày tỏ lòng thương kính một bậc thiền sư vĩ đại, một nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội, đã gieo hạt giống hoà bình và thắp sáng dòng thiền chánh niệm trên toàn cầu.

 

Tin: Bảo Tiên

Ảnh: Thanh Phong

 
Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022) Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022)
Bình luận