CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức

Tối ngày 5/10 (nhằm ngày 29/8 Tân Sửu), tại điện Phật chùa Giác Ngộ, Tăng đoàn cùng một vài Phật tử đáp ứng đủ an toàn sức khỏe, thực hiện nghi thức sám hối.

Hằng tháng, cứ vào 14 và 29 Âm lịch, Tăng đoàn Chùa Giác Ngộ lại nghiêm chỉnh thực hiện nghi thức sám hối. Ngày trước, trong giai đoạn không có lệnh giãn cách xã hội, Lễ sám hối tại chùa luôn thu hút đông đảo quý thiện nam, tín nữ gần xa tham dự. Bởi lẽ, người tại gia luôn có ước muốn chuyển hóa tội lỗi trên bước đường giữ gìn những điều đạo đức.

Trong cuộc sống thường ngày, con người không tránh khỏi những sai sót, sai lầm và tội lỗi. Chúng xuất phát từ những nguyên nhân rất bé và thậm chí là rất lớn, gây hại đến nhiều người. Dân gian có câu: “Quay đầu là bờ”, ngụ ý khuyến khích con người sống tỉnh thức, nhận ra lỗi lầm. Đạo Phật cũng vậy, sám hối chính là nghi thức hữu hiệu giúp con người nhìn nhận chân tâm, gạn đục khơi trong. Đồng thời, bằng chân lý Phật, con người có khả năng chuyển hóa tâm ý, hành vi xấu thành tâm ý và hành vi chân chính. Một khi con người đã hồi tâm chuyển ý, một lòng muốn chuộc lại lỗi lầm thì ắt hẳn người ấy đã đưa mình bước vào đời sống đạo đức. Chỉ cần đi lệch chuẩn mực đạo đức, gây đau khổ cho người khác, tâm của họ sẽ rối bời và tràn đầy sự ăn năn.

Ý nghĩa của nghi thức sám hối là nhìn nhận sai lầm do thân – khẩu – ý gây ra, từ đó biết ăn năn, hối lỗi và chuyển hóa chúng thành những hành vi chân chính. Trong quyển “Nghi thức sám hối sáu căn và hồng danh” do TT. Thích Nhật Từ soạn dịch, có đoạn như sau: “Sám hối là cách thức giúp con người lầm lỗi chuyển hóa các hành vi đạo đức, canh tân đời sống tâm linh và làm mới lại cuộc đời. Để sám hối, trước nhất con người cần phải ý thức về tội lỗi của mình đã gây ra, như dấu chỉ của một “lương tâm biết hối đầu”, kế đến là nhận thức rõ các nguyên nhân sâu xa gây ra chúng, và sau cùng là chân thành ăn năn, quyết tâm sửa đổi, không để tái phạm trong tương lai.”

Trong Kinh Trường A Hàm, đức Phật có dạy rằng: “Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người đó có tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai”. Thông qua nghi thức “năm vóc sát đất phủ phục trước ảnh tượng Phật và Bồ-tát”, những tội lỗi dù vô tình hay cố ý đều bước đầu bắt đầu quá trình chuyển hóa. Để rồi, mỗi người sẽ tự mình cảm nhận, tự mình quyết tâm, làm mới bản thân và tạo dựng hạnh phúc cho nhiều người. Đó là cách thực hiện và ứng dụng đúng chánh pháp của đức Thế Tôn.

Mời quý vị xem chùm ảnh lễ sám hối tối ngày 29/8 Tân Sửu.

Tin: Bảo Tiên

Ảnh: Thanh Phong

Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức Sám hối - Bước đi đầu tiên của đời sống đạo đức
Bình luận