CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm

Tối 26/08/2022, trong Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên lần thứ 9, tại Chùa Giác Ngộ, TT. Thích Tâm Đức đã gửi đến 90 hành giả bài pháp thoại ý nghĩa cho đời sống phạm hạnh mang tên: "Chánh niệm". 

Theo Thượng tọa, chánh niệm hiểu đơn giản là việc dừng lại hay dập tắt mọi vọng tưởng, hý luận, ảo giác của tâm. Bởi đó là những nguồn cơn của vô vàn nỗi khổ, niềm đau nơi con người. Chúng ta khổ đau vì tâm tư của mình không hề bình yên. Nó luôn luôn chuyển động bởi sợ hãi, lo lắng, ganh tỵ, buồn phiền,... mà trong nhà Phật gọi là "tâm viên, ý mã", tức tâm như con khỉ chuyền cành, ý như con ngựa rong ruổi khắp nơi. Và việc thực tập thiền sẽ giúp cho chúng ta làm chủ được tâm ý của mình, an trú vào trong sự chánh niệm. Bởi thiền chính là cốt lõi của Phật giáo. Đức Phật Thích Ca giác ngộ tại cội cây bồ đề dưới trạng thái thiền định. Trong suốt 45 năm hoằng pháp sau đó, hầu như sau mỗi thời pháp thoại, Ngài đều khuyên nhủ rằng: "Này các Tỳ-kheo, đây là gốc cây, đây là căn nhà trống, đây là bãi tha ma, đây là khu rừng, các ông hãy thực tập thiền định, chớ để hối tiếc về sau". Do đó, có thể nói rằng Ngài rất chú trọng và đề cao vai trò của thiền tập đối với đời sống tinh thần, tâm linh, nhất là trong việc duy trì sự tồn tại của chánh niệm. 

Bên cạnh đó, việc thất niệm ở các hành giả tu học Phật cũng được diễn ra do tâm đắm nhiễm và chạy theo các khoái lạc trần cảnh từ 6 giác quan trong đời sống hằng ngày. Do đó, để đạt được sự chánh niệm, đức Phật đã dạy cho chúng ta rất nhiều phương pháp như: ý thức được việc hộ trì 6 căn; duy trì việc giữ giới (5 giới, 10 giới, giới Tỳ-kheo, giới Tỳ-kheo-ni,...); tiết độ trong vấn đề ăn uống; tỉnh thức trong từng oai nghi, cử chỉ, hành động của thân tâm; chú tâm cảnh giác trong mọi hoạt động, nhất là khi ngồi thiền, cố gắng quan sát hơi thở của mình, an trú tâm vào đề mục đang theo dõi;... 

Đi sâu vào việc thực hành thiền, bên cạnh thiền chỉ, tập trung cột tâm để đạt được định tĩnh, hỷ lạc, khinh an; thì việc thực hành thiền quán, thiền tứ niệm xứ cũng không kém phần quan trọng. Thứ nhất, việc quán thân để giúp hành giả xả bỏ sự vướng mắc, chấp kẹt về thân thể mình. Thứ hai, quán thọ để chúng ta buông bỏ các cảm xúc, bởi dù là ở trạng thái tích cực hay tiêu cực, các cảm xúc cũng chỉ là giả tạm, có rồi lại mất theo quy luật vô thường; do vậy, tâm ta không nên vướng kẹt vào chúng. Thứ ba, chúng ta quán tâm để tâm không còn miên man vọng tưởng, mê ảo nữa. Thứ tư, quán pháp, tức là quán các đối tượng mà tâm hướng đến. Ta cũng phải buông bỏ những tham muốn, đắm nhiễm, say mê ấy thì mới mong có được sự an lạc, hạnh phúc trên nền tảng của chánh niệm trong từng khoảnh khắc của hiện tại khi không còn tiếc nuối về quá khứ và không ước vọng ở tương lai. 

Tin: Minh Lượng

Ảnh: Ngộ Đức Phước

Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm
Bình luận